Người phụ nữ bỗng chốc trở thành đại gia nhờ vong thai nhi đi theo trả ơn vì đã tốt bụn

Thảo luận trong 'Cafe sáng nhà đất' bắt đầu bởi No Name, 6/6/16.

  1. No Name

    No Name

    D.C Flat
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Người phụ nữ 8 năm chôn cất hài nhi

    Ám ảnh về ngôi mộ hài nhi bị con vật xới tung cách đây 8 năm, bà Lành quyết định tới các bệnh viện, trạm xá xin xác thai nhi mang về nghĩa trang chôn cất tử tế.
    Sáng tháng 10, ngồi trong căn nhà nhỏ cạnh quốc lộ 1A ở xã Đức Yên (Đức Thọ, Hà Tĩnh), bà Trần Thị Lành trầm ngâm kể về công việc thầm lặng suốt 8 năm qua.

    [​IMG]
    Ngoài việc chôn cất hài nhi, bà Lành còn mở quán cơm giá rẻ bán cho bệnh nhân và người nghèo. Ảnh: Đức Hùng

    Năm 2007, khi đang đi chăn vịt ngoài đồng, bà Lành phát hiện chiếc găng tay trẻ sơ sinh vứt dọc bờ ruộng, gần đó là nấm mồ nhỏ và vài thẻ hương cắm vội. Vài ngày sau, quay lại địa điểm trên thấy nấm mồ biến mất, xung quanh đất tung tóe, sau đó bà mới biết bãi đất bị các con vật xới lên.

    Về nhà, nhớ tới cảnh ở ngoài đồng ruộng, lòng bà thổn thức, tim nhói đau khi nghĩ về những em bé có số phận hẩm hiu. “Thai nhi cũng là con người, phải làm điều gì đó để an ủi cho những linh hồn xấu số”, bà Lành tự nhủ.

    Sau nhiều lần bàn bạc với chồng con, bà Lành quyết định đi xin hài nhi ở các bệnh viện, trạm xá, hoặc tìm kiếm từ bãi hoang đưa về nghĩa trang chôn cất. Bà đặt vấn đề với chính quyền xã xin một bãi đất trống ngoài nghĩa địa. “Tôi tới các bệnh viện đặt vấn đề với hộ lý, dặn nếu phát hiện người nào vứt xác thai nhi ở đâu thì cứ gọi, tôi sẽ đến gom về khâm liệm, chôn cất đàng hoàng”, bà kể.

    Người phụ nữ 45 tuổi nhớ lại ngày đầu tiên làm công việc “trần gian có một” ấy. Được gọi điện thông báo ở xã Đức Lâm (Đức Thọ) có hài nhi, khi bà tới thấy em bé khoảng 6 tháng rưỡi được bọc trong túi nylon. Mở ra thấy bé còn sống, bà bồng về chăm sóc. Nhưng rồi do sức khỏe quá yếu, sau vài tiếng bé mất.

    “Những em bé khi bị phá thai còn nguyên hình hài. Tôi nhặt về tắm rửa, khâm liệm như người bình thường, sau đó mua tiểu sành rồi đưa ra nghĩa trang chôn cất. Thực sự thấy những cảnh đó không cầm được nước mắt, lòng cứ day dứt khôn nguôi”, bà Lành chia sẻ.

    Cứ thế nhiều năm qua, không kể đêm hay ngày, nắng hay mưa, hễ có người gọi là bà Lành lại tới để đưa xác thai nhi về nghĩa trang. Có những đêm tối, đi một mình thấy sợ, bà rủ chồng cùng đi. Lúc chồng bận, bà được con lái xe chở đi.

    Ông Nguyễn Văn Hồ (57 tuổi, chồng bà Lành) cho hay, ban đầu thấy việc làm của vợ cũng “hơi sợ”. Nhưng sau thấu hiểu nỗi lòng vợ, ông rất ủng hộ. “Có những đêm rét mướt, tôi thức thay vợ, đốt lửa sưởi ấm cho những em bé đang ngoi ngóp dành lấy vài tiếng sự sống ngắn ngủi”, ông kể.

    Bà Lành không nhớ đã chôn cất bao nhiêu hài nhi. Trong khuôn viên nghĩa trang rộng 150 m 2 ở xã Đức Yên vừa được các nhà hảo tâm quyên góp xây dựng có hàng chục nấm mồ nhỏ, mỗi nấm mồ dài khoảng một m, rộng 60 cm, bên trên đặt chiếc chén nhỏ để thắp nến. Hàng ngày, vợ chồng bà Lành đều ra đây quét dọn, nhổ cỏ, làm sạch không gian.

    [​IMG]
    Những thai nhi xấu số được vợ chồng bà đưa về chôn cất tại nghĩa trang ở xã Đức Yên. Ảnh: Đức Hùng

    Bà Lành tâm sự, việc nhặt hài nhi về chôn cất là xuất phát từ cái tâm, nhằm tích đức cho con cháu về sau, còn công việc chính của gia đình bà vẫn là buôn bán và làm ruộng. Bà mở một quán nhỏ bán hàng ăn, chồng làm nghề sửa máy nổ, cuộc sống tạm ổn. Vợ chồng bà có 5 người con, 2 người đang học đại học, 3 người học tiểu học và trung học cơ sở.

    Thời gian gần đây, do nhà ở gần Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, thấy mỗi ngày bệnh nhân và người nhà phải đi xa mua cơm, trong khi đó túi tiền eo hẹp, bà bàn với chồng mở quán cơm bán giá rẻ. Mỗi suất cơm bình dân với thịt, canh, cá, bà lấy 10.000 đồng. Vào chủ nhật, bà cùng chồng nấu cháo từ thiện phát miễn phí cho mọi người. Quán cơm Lành Hồng vì thế tấp nập người ra vào.

    “Vợ chồng chị Lành có tấm lòng thật thơm thảo. Với nông dân, kiếm ra được đồng tiền rất khó. Mỗi bát cơm rẻ, bát cháo từ thiện ở quán của chị Lành thực sự rất quý báu, không biết nói gì ngoài hai từ biết ơn”, anh Tân (47 tuổi, trú xã Đức An) nói.

    Ông Nguyễn Đình Đức, Bí thư Đảng ủy xã Đức Yên cho biết, từ lâu đã biết đến việc làm ý nghĩa của vợ chồng bà Lanh. “Công việc này thể hiện tính nhân văn nên chính quyền rất ủng hộ”, ông Đức nói.

    Nói về những dự định tiếp theo, bà Lành xoa tay cười bảo chỉ mong ông trời tiếp tục cho sức khỏe, công việc ổn định nhằm nuôi các con ăn học và làm những việc thiện giúp đời, giúp người, để xã hội ngày càng tốt đẹp
     
    Last edited by a moderator: 2/7/16

Chia sẻ trang này