Ai đã biết gì về ngôi chùa cầu duyên đất Thăng Long?

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi quyen113, 17/11/18.

  1. quyen113

    quyen113

    D.C Flat
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ai đã biết gì về ngôi chùa cầu duyên đất Thăng Long? Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà là một trong những địa danh tín ngưỡng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, được khởi dựng từ thời Hậu Lê, trên một vùng quê văn hiến ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Cũng như nhiều ngôi chùa cổ quanh vùng như chùa Thánh Chúa, chùa Láng, chùa Hà được xây dựng rất sớm để thờ Phật, thờ mẫu theo tín ngưỡng dân gian. [​IMG] Tường chùa được xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi. Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) đến chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long. bảng giá căn hộ the tresor Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó, hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà (đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ, và ngược lại). Công trình kiến trúc chùa Hà được xây dựng trong một không gian thoáng đãng, mái chùa nép mình dưới vòm cây cổ thụ. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Tầng trên xây kiểu chồng diêm, giữa bờ đinh mái thượng đắp nổi hình mặt trời lửa đặt trên hình hổ phù, hai đầu kìm đắp hình rồng đuôi xoắn, miệng ngậm bờ nóc, mái lợp giả ngói ống. Tầng dưới chia làm ba gian, với 12 cột trụ xây nổi trên mặt tường. Tam quan có ba vòm cửa, cửa giữa rộng hơn. Tầng hai Tam quan treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), một di vật thời Tây Sơn còn bảo quản nguyên vẹn. Chuông cao 1m20, chu vi đáy 1m80 được đúc tinh tế, phần trên bốn múi chuông được khắc nội dung văn chuông, phần dưới được khắc tứ linh: long ly quy phượng cách điệu mà rất sống động. Phía trên là hai con bồ lao đầu nhìn về hai phía, bốn chân gắn chặt vào chuông. Sau cổng tam quan là vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt, cây đa và sân chùa. Bên cạnh hồ nước là bia đá bốn mặt Thánh Đức tự bi mới được phục chế gần đây. Ba mặt bia khắc chữ Hán theo nội dung lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán nôm, một mặt bia khắc chữ quốc ngữ. Bia chùa tạo năm Chính Hòa thứ 16 (1695), Tri huyện Nguyễn Đình Trạch soạn văn bia. Ở bên phải trước cửa chùa đặt 18 tấm bia hậu được tạo vào cuối thời Nguyễn ghi việc tu sửa và gửi hậu tại chùa. Phía trong sân là toà Tam bảo kết cấu kiểu chữ Đinh gắn tiền đường với Phật điện. Mái nhà tiền đường làm kiểu chồng diêm hai tầng mái lợp ngói ống, bờ nóc thượng điện đắp phượng chầu mặt trăng. Toà thượng điện ba gian xây kiểu bít đốc, mái lợp ngói mũi hài. Đặc biệt gác chuông xây hai tầng, có cầu thang lên gác. Tầng trên có mái chồng diêm, giữa mái đắp hình mặt trời lửa trên mặt hổ phù, hai đốc mái đắp hình rồng đuôi xoắn miệng ngậm bờ nóc mái lợp giả ngói ống. Tầng dưới ba gian dựng trên 12 cột trụ xây nổi trong tường tạo ba vòm cửa, cửa giữa rộng hơn hai bên. Trên mặt tường nối hai cửa phía ngoài đắp nổi hình rồng - hổ theo phương vị “Đông Thanh Long - Tây Bạch Hổ”. Trong Thượng điện của chùa còn lưu giữ một lư hương bằng đồng khắc ba chữ Hán “Thánh Đức tự ”. Theo các cụ cao tuổi trong làng, tên chùa Thánh Đức có từ thời Lê Thánh Tông. Tương truyền Nghi Dân Thái tử có tội với triều đình, không được nối ngôi, kết bè đảng đêm bắc thang vào thành Thăng Long đốt cháy cung điện, vua Lê Thánh Tông còn nhỏ phải chạy về chùa thôn Hậu (xã Dịch Vọng) cách chùa Hà khoảng 1000m để lánh nạn. Khi ấy vua Lê Thánh Tông cũng lui tới thăm chùa Hà. Sau đó hai chùa được đặt tên chữ là chùa Thánh Chúa và chùa Thánh Đức. Căn cứ truyền thuyết dân gian và khối kiến trúc vật chất cùng bộ sưu tập di vật văn hoá hiện còn lưu giữ tại chùa như: chuông đồng, hoành phi câu đối, bia đá có thể đoán định niên đại khởi dựng ngôi chùa vào thời Lê mạt. Hiện nay trước cửa chùa còn đôi câu đối có ghi “Lê triều Chính Hoà sáng tạo” có nghĩa là chùa được dựng năm Chính Hoà triều vua Lê Hy Tông. Trải qua thời gian dài tồn tại, qua những thăng trầm của lịch sử nhưng hiện nay chùa Hà vẫn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị nghệ thuật như: bộ tượng Tam Thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Đức Chúa Ông và Thánh Tăng, 18 tấm bia đá niên hiệu thời Nguyễn, nhiều câu đối, hoành phi có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa và sự linh thiêng của Phật pháp và những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thuộc thế kỷ 19. Ba sáu phố phường Hà Nội như một bản nhạc đẹp.Có khi là khúc ca cổ kính ngàn năm, có khi là khúc ca rộn rã của nhịp sống hiện đại. Những ngôi chùa Hà Nội chính là những nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Nếu bạn có dịp đến với Hà Nội, tôi muốn đưa bạn đến với chùa Hà, một di tích lịch sử văn hóa- cách mạng nổi tiếng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
     

Chia sẻ trang này