Áp dụng kiến trúc sinh thái có lợi hay hại?

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi quyen113, 6/5/19.

  1. quyen113

    quyen113

    D.C Flat
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Áp dụng kiến trúc sinh thái có lợi hay hại? Bạn có thể thấy câu trả lời từ thực tế của người sống trong đó. Với sự tìm tòi của các kiến trúc sư, sự ủng hộ của các chủ nhà, một số căn nhà ở đã được xây dựng với giải pháp của kiến trúc sinh thái như giảm sức nóng bức xạ mặt trời, tăng độ thông thoáng, tái sử dụng nước mưa... Một số trong đó đã được giới thiệu trên KT&ĐS. Trong chuyên đề tết Sống xanh này, phóng viên KT&ĐS thăm lại ba trong số các công trình trên để ghi nhận tồn tại thực tế với ý định muốn “... mách có chứng” về kiến trúc sinh thái. Áp dụng kiến trúc sinh thái có lợi hay hại? Bạn có thể thấy bán đất nền dự án Cam Ranh câu trả lời từ thực tế của người sống trong đó. Nhà trong vườn hồng xiêm [​IMG] Ngôi nhà nằm bên hồ Tây (Hà Nội) đã được giới thiệu trên KT&ĐS số 6.2007. Công trình có điểm đặc biệt là được xây trong một vườn hồng xiêm (ở phía Nam còn gọi là cây sabôchê) lâu năm có một ngôi nhà thờ tổ của một gia đình. Chính vì vậy quyết định xây ngôi nhà mới mà bảo tồn lại những cái cũ đáp ứng nguyện vọng của chủ nhân đã được KTS Lê Lương Ngọc suy tính kỹ vớiviệc bố trí các khối nhà xen lẫn trong vườn cây giữ lại từng gốc cây gắn bó với gia đình và đưa nhà thờ bằng gỗ vào bên trong lòng ngôi nhà. Nhà được bố trí theo trục dọc làm xương sống nối các khối nhà với nhau. Nhà được làm theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường nên các vấn đề tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên được quan tâm giải quyết. Các khối nhà được bố trí so le về vị trí cũng như độ cao, để đón gió từ ngoài hồ Tây vào nhà. Nguồn nước mưa được tận dụng bằng hồ chứa lộ thiên phía trước, vừa là trang trí vừa làm mát cho cả căn nhà. Khi gió thổi qua mặt hồ sẽ đưa hơi nước làm dịu không khí. Các khối nhà cao nằm chỉ bằng với tán cây nên cây cũng che mát cho các khối nhà. Đứng trong nhà luôn có cảm giác mát mẻ vì có màu xanh bao bọc. Ánh sáng được giải quyết bằng các lăng kính gắn ở trên tường đưa ánh sáng trời vào bên trong nhà. Điều thú vị là ngôi nhà hiện nay lại được một kiến trúc sư người Tây Ban Nha là anh Diego Cortizas thuê để ở. Hai vợ chồng anh đang làm nghề thiết kế ở Hà Nội. Diego Cortizas cho biết: “Tôi yêu ngôi nhà này ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến đây. Là một kiến trúc sư đã sống tại Hà Nội bốn năm, tôi luôn tìm kiếm những công trình kiến trúc thực sự kết hợp được những nét truyền thống và hiện đại. Trước khi sang đây, tôi đã từng sống tại Mexico và Brazil, tại đó có những kiến trúc sư như Baragan và Lucio Costa, những người luôn biết cách thực hiện những công trình kiến trúc sinh thái truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Với tôi, ngôi nhà này như một ốc đảo giữa Hà Nội. Mỗi không gian trong nhà đều được tính toán để phù hợp với điều kiện thời tiết Hà Nội và đều đạt được sự liên thông cao nhất giữa nội thất và sân vườn. Tóm lại, ngôi nhà đã giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa con người với môi trường, giữa những con người sinh sống tại đây. Với tôi, đây là những yếu tố hết sức quan trọng của một công trình sinh thái”. Các khối nhà xen lẫn vườn hồng xiêm. Mặt bằng tổng thể Ngôi nhà nhiệt đới Đây là công trình đoạt giải thưởng kiến trúc TP.HCM 2008 của KTS Trần Thị Ngụ Ngôn và KTS Phan Thanh Hùng đăng trên báo Kiến trúc và Đời sống số 11.2008. Nhà có đặc điểm riêng là được xây trong khu sản xuất thép của gia đình tại Hố Nai (Đồng Nai) nên môi trường có khói bụi, ồn ào và người xe ra vào liên tục. Để giải quyết vấn đề sinh sống ngay trong môi trường đó, KTS Trần Thị Ngụ Ngôn và Phan Thanh Hùng phải giải bài toán của vấn đề bằng cách xây tường có hai lớp, lớp tường xây và lớp khung bao bên ngoài ở phần nhà quay ra hướng xưởng. Ngoài ra, có các hồ nước chạy dọc hai bên nhà để hỗ trợ tạo mát bằng hơi nước nhằm điều hoà không khí. Phần bên hông nhà được xử lý thụt lùi để tạo khoảng cách nhiệt với bên ngoài. Một hàng cây được trồng bên hông để cản bớt nắng và bụi vào trong nhà. Bên trong nhà ở phía hông cũng chừa một khoảng giếng trời chạy dài. Thực tế, đây là nơi làm mát cho căn nhà vì liên tục có luồng gió lùa vào trong. Chúng tôi quay lại thăm căn nhà vào một ngày nắng gắt cuối năm 2010. Bà Nguyễn Thị Thắng, chủ nhân ngôi nhà vui vẻ tiếp chuyện. Biết mục đích của người ghé thăm, bà tập trung mô tả công dụng chống ồn, chống nóng cũng như sự thông thoáng của ngôi nhà. Bà cho biết, thực tế thì căn nhà dành cho nhiều gia đình khác thế hệ chung sống và cũng là văn phòng làm việc. Tuy ở ngay gần xưởng nhưng nhà không bị nóng và bí. Do hoạt động của lò nấu thép ở gần nên có khi phải đóng kín cửa bên hông hướng ra xưởng. Nhưng không vì thế mà ngôi nhà bị nóng vì phần giếng trời bên trong nhà luôn thông gió cộng thêm hồ nước nằm ngay giếng trời làm mát bên trong nhà. Chỉ khi có thật đông người, nóng bức thì mới cần sử dụng quạt bổ sung. Bà Thắng hài lòng về cấu trúc và giải thích thêm, do hoàn cảnh làm ăn nên phải ở ngay chỗ sản xuất nhưng nhờ vào thiết kế của ngôi nhà nên gia đình đông người vẫn thấy dễ chịu. Tường có thêm khung bao bên ngoài. Hồ nước bên hông nhà để giảm nhiệt. Mặt bằng tổng thể Mặt bằng trệt Nhà có hai lớp tường Đây là công trình cách đây 3 năm chúng tôi có dịp giới thiệu trên KT&ĐS số tháng 1&2.2008. Ngôi nhà nằm trong khu dân cư quy hoạch mới ở đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy – Hà Nội). Nhà có phần thô được xây sẵn hàng loạt. Khi mua, chủ nhà muốn cải tạo lại cho mát mẻ, thông thoáng và tiết kiệm được về điện và nước. KTS Lê Lương Ngọc đã tìm một số giải pháp để cải tạo căn nhà, cải thiện môi trường không khí và nhiệt độ để có thể sống trong nhà dễ chịu, thoải mái. Bên cạnh đó là giải pháp tiết kiệm năng lượng cho căn nhà. Nhà được bao bọc bên ngoài kết hợp cửa sổ tạo thông thoáng Nhà nằm ở góc đường nên có hai mặt tiền với hướng tây bắc và tây nam là hướng mặt trời chiếu rọi thẳng cả mùa đông lẫn mùa hè. Vấn đề lớn của căn nhà này là chống nóng cho toàn bộ với giá thành vừa phải. Giải pháp kiến trúc sư đưa ra là làm thêm một lớp che bên ngoài (double skin). Nói nôm na là khoác cho ngôi nhà một lớp áo nữa, nhằm không cho nắng chiếu trực tiếp vào tường để giảm nhiệt. Bên ngoài ngôi nhà được bọc trong các tấm prima, giữa lớp bên ngoài và tường chính của ngôi nhà một khoảng cách. Chính khoảng trống đệm giữa hai lớp này làm cho gió lưu thông và làm mát tường. Điều này khiến cho căn nhà không phải dùng máy lạnh nhiều do nhiệt độ trong nhà bị tăng cao bởi bức xạ mặt trời. Bên trong nhà thiết kế một giếng trời nhỏ làm nơi không khí luân chuyển. Các cửa sổ được mở bằng những cánh dọc dài hẹp, chạy sát sàn nhà. Các cánh cửa khi mở ra như những cánh đón gió. Gió từ cửa sổ chạy qua giếng trời và các cửa sổ tạo luồng khí mát trong nhà. Đây là một cách tận dụng gió tự nhiên. Nước mưa được đưa vào sử dụng cho một số việc thích hợp nhằm tiết kiệm nước sạch bằng hệ thống thu nước mưa vào một bể chứa dưới nền nhà. Nước được bơm theo ống dẫn lên cao vào ngày nóng nực để phun sương giữa hai lớp bọc làm mát căn nhà. Sau ba năm, chúng tôi gặp lại chủ nhà để tham quan và tìm hiểu xem chủ nhà trải nghiệm gì về ngôi nhà của mình. Anh Nguyễn Quốc Huy, chủ nhà cho biết: “Mặc dù nhà nằm hướng tây nam và tây bắc, bị nung nóng toàn bộ buổi chiều. Nhưng nhờ hai lớp tường đặc biệt, vào ban ngày, không khí trong nhà vẫn dễ chịu. Đến tối, nhà nguội đi rất nhanh theo nhiệt độ ngoài trời (không giống như ngôi nhà cũ của chúng tôi, vào những ngày nắng nóng bị oi bức đến tận 4 – 5 giờ sáng). Vì vậy, chúng tôi chỉ còn phải sử dụng máy lạnh 4 – 5 ngày trong cả mùa hè”.
     

Chia sẻ trang này