BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẨY NHANH PHÁT TRIỂN TỔ HỢP THÉP.

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi Tân Nguyễn IT, 4/1/17.

  1. Tân Nguyễn IT

    Tân Nguyễn IT

    D.C Flat
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Bộ Công Thương vừa thông qua đề cương đánh giá quy hoạch Hệ thống Sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Theo đó bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao cho đơn vị thực hiện là các công ty tư vấn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.

    Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tư vấn nghiêm cứu và báo cáo xu hướng phát triển ngành thép toàn cầu và khu vực, tìm hiểu đánh giá khả năng phát triển của ngành thép, các nguồn lực, tình hình cung ứng nhân lực Việt Nam cũng như tư vấn lựa chọn nhà thầu với công nghệ hiện đại và đảm bảo vấn đề môi trường.

    Vấn đề môi trường được giám sát chặt chẽ.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh rằng sẽ không đánh đổi môi trường lấy dự án, tăng cường giám sát và đẩy mạnh quy chế. Theo đó, ngoài cơ quan nhà Nước, các tổ chức xã hội, người dân sẽ tham gia giám sát dự án.

    Dựa trên những đóng góp ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị về dự thảo lần 1, ngày 13/12/2016 Bộ Công Thương phát triển dự thảo lần 2 và tổ chức lấy ý kiến xã hội thông qua trang web chính thức của Bộ và các địa phương. Dự thảo lần 2 có sự hoàn thiện đáng kể so với hội thảo lần 1, loại bỏ 12 dự án quy mô nhỏ, kém hiệu quả.

    Dự thảo lần 3 sẽ được phát triển ngay trong tháng 12, dựa trên ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, môi trường, nước, khí hậu, du lịch, và sẽ được báo cáo lên Thủ tướng chính phủ xem xét.

    Tiếp tục phát triển tổ hợp thép lớn.

    Theo số liệu thông kê, 18,5 triệu tấn thép thô đã được nhập vào Việt Nam năm 2015 và dự kiến cả nước sẽ tiếp tục nhập 22 triệu tấn trong năm 2016. Trung bình Việt Nam nhập siêu khoảng 6-7 tỷ USD thép giai đoạn 2013-2015, ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại của cả nước.

    Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), khẳng định xu hướng của khu vực và thế giới là tự do hóa thương mại, gỡ bỏ dần thuế quan. Theo đó các tổ hợp thép với quy mô lớn cần phải được xây dựng để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng thép sản xuất cũng như tập trung nguồn lực, nguồn cung ứng nhân lực Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại các dự án thép tại Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu để phục vụ ngành xây dựng, với công nghệ kém hiệu quả, chất lượng thấp so với thế giới.

    Năm 2015, Việt Nam đã đứng đầu Đông Nam Á về sản lượng thép tiêu thụ. Trong khi đó, ngành thép Việt Nam lại gặp nhiều vấn đề khó khăn như: Quy hoạch chưa tập trung, sản xuất manh mún chưa có hệ thống, khả năng cung ứng nhân lực Việt Nam chưa chưa dồi dào. Thêm vào đó, việc phát triển kế hoạch và giám sát thực hiện chưa quyết liệt, chưa cân đối giữa các nguồn lực, nguồn cung ứng nhân lực Việt Nam trong ngành thép còn rải rác, không tập trung, khiến cho tổng thể ngành thép chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

    Hiện nay trong nước chỉ sản xuất được phôi thép xây dựng, sản lượng 6 triệu tấn, làm nguyên liệu cho ngành cán thép xây dựng. Tuy nhiên, cả nước thiếu hụt tới 15 triệu tấn thép thô vào năm 2015, gây thâm hụt thương mại tới 6-7 tỷ USD. Chính vì thế, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phấn phối thép giai đoạn đến năm 2025-2035.
     

Chia sẻ trang này