Các doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu công bố lợi nhuận

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi quyen113, 17/10/18.

  1. quyen113

    quyen113

    D.C Flat
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Các doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu công bố lợi nhuận Đối nghịch với những khoản lãi ít ỏi là chi phí lãi vay và hàng tồn kho với những con số “chóng mặt” lên đến hàng nghìn tỷ đồng. căn hộ manhattan novaland Phần lớn doanh nghiệp bất động sản không đủ sức xoay sở để trang trải những khoản chi phí “khủng”. Không còn cách nào khác nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phải tái cấu trúc nợ, vay thêm hoặc bán lại dự án để tồn tại. [​IMG] Báo cáo tài chính công ty mẹ của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố cho thấy, hàng tồn kho đến cuối quý 2/2012 của công ty là 2.846 tỷ đồng, nợ vay và dài hạn gần 972 tỷ đồng. Trong khi đó công ty mẹ chỉ lãi ròng vỏn vẹn 361,2 triệu đồng trong quý 2, lũy kế 6 tháng hơn 2 tỷ đồng. Công ty cho biết, hàng tồn kho chiếm chủ yếu là bất động sản dở dang, bao gồm các dự án khu dân cư đang triển khai tổng cộng hơn 2.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng dự án khu dân cư Phước Kiển với khoản tồn kho 1.677 tỷ đồng đã được đem đi thế chấp cho khoản vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Quang Trung, Gia Lai. Trường hợp khác là Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – sacomreal (SCR), lãi ròng 6 tháng đầu năm của SCR đạt 59 tỷ đồng, riêng quý 2 chiếm đến gần 55 tỷ đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho đến cuối kỳ báo cáo của SCR cũng gây chú ý khi lên đến 2.508 tỷ đồng. Đồng thời, khoản vay và nợ ngắn hạn lên đến 1.663 tỷ đồng. Bên cạnh QCG, SCR, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác mặc dù mới chỉ công bố báo cáo tài chính riêng lẻ công ty mẹ nhưng các khoản hàng tồn kho khá cao khi kết thúc 6 tháng đầu năm. Cụ thể như Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) hàng tồn kho lên đến 2.288 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) là 1.138 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Công Nghiệp Tân Tạo (ITA) là 1.562 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) là 562 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) với 393 tỷ đồng. Ngược lại với con số hàng tồn kho “khủng” thì doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bất động sản đều không tương xứng với vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng. Chẳng hạn như vốn điều lệ Quốc Cường Gia Lai là 1.215 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thì chỉ vài tỷ đồng. Một số doanh nghiệp bất động sản khác lợi nhuận chỉ ở tầm 5 tỷ đồng trong nửa đầu năm còn có Nhà Thủ Đức, Tập đoàn Tân Tạo, Công ty Cổ phần Đệ Tam (DTA), Công ty Cổ phần Đầu tư & KD Nhà Khang Điền (KDH), Công ty Cổ phần Nhà Việt Nam (NVN)… Hiện tại, nợ ngắn hạn của Quốc Cường Gia Lai hơn 2.000 tỷ đồng, doanh thu 6 tháng đạt 80 tỷ đồng thì công ty đã phải bỏ ra hơn 42 tỷ đồng để trả lãi vay. sacomreal cũng phải bỏ ra hơn 123 tỷ đồng trên 386,2 tỷ đồng doanh thu để trả tiền lãi suất. Không bán được hàng và bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng khi không đủ tiền trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Hiện này các doanh nghiệp bất động sản cũng là nhóm ngành phải chịu lãi vay ngất ngưởng thời gian trước đó. Mặc dù các công ty mới chỉ công bố báo cáo tài chính riêng lẻ công ty mẹ, nhưng mức lãi vay thể hiện trên báo cáo là rất cao. Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi với kết quả kinh doanh trong quý 2 đang được hé mở dần dần thì doanh nghiệp bất động sản lấy tiền đâu để tiếp tục trả nợ, trả lãi suất ngân hàng. Do đó mà lợi nhuận và cổ tức cũng là điều còn xa đối với các cổ đông công ty. Mới đây, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi cuối tháng 6/2012 của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SUDico), báo cáo của ban kiểm soát đã chỉ ra những con số mà cổ đông phải giật mình. Đó là trong năm 2011, SUDico đã phát hành hai đợt trái phiếu với tổng giá trị 1.200 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng và công trình kiến trúc tại dự án Nam An Khánh, nhưng công ty đã sử dụng không đúng mục đích lên đến 94% tức khoảng 1.127 tỷ đồng mà chủ yếu là dùng để trả nợ và đảo nợ tại một số ngân hàng mà trước đó đã vay để đầu tư dự án. Trên đây là một hình thức đảo nợ điển hình và với tình hình kinh doanh như hiện nay có ai dám chắc sẽ không xảy ra trường hợp đảo nợ tương tự tại các doanh nghiệp bất động sản khác. Vừa qua, Quốc Cường Gia Lai đã tiến hành xin ý kiến cổ đông về việc cơ cấu tăng nguồn vốn tham gia vào dự án Phước Kiển. Công ty này cũng xin giãn thời gian trả nợ 1 năm, bắt đầu từ tháng 6/2014 đến năm 2016, thay vì từ tháng 6/2013 đến năm 2015 như trước đây. Đồng thời xin giảm lãi suất từ 18%/năm xuống còn từ 14 đến 15%/năm. Trong điều kiện hiện nay, việc cơ cấu nợ trở thành vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực bất động sản. Bức tranh kết quả kinh doanh của nhóm ngành bất động sản chỉ mới hé mở nhưng vẫn nhuốm gam màu xám xịt của vấn đề nợ và lãi vay. Như vậy, buộc phải tái cấu trúc nợ, đảo nợ thậm chí phải vay thêm tiền để tồn tại là con đường khó tránh khỏi của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới.
     

Chia sẻ trang này