Cách xử lý khi chó bị say nắng

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi kyubi24992, 30/12/16.

  1. kyubi24992

    kyubi24992

    D.C Flat
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nếu bạn có nước điện giải hay bất kỳ giải pháp nào tạo ra chất điện giải giúp hồi phục lượng nước trong cơ thể chú chó, bạn có thể hoà thêm chúng vào nước uống.
    Mùa hè đã đến cùng với không khí nóng nực lan tỏa khắp nơi. Có thể bạn không thấy phiền hà gì, nhưng hãy cẩn thận! Chính hơi nóng đó có thể làm chó say nắng dẫn đến đột qụy!

    [​IMG]Khi chúng ta bắt đầu bước vào những ngày tiết trời nóng nực thì thật không may, đây cũng chính là thời điểm trong năm mà các bác sĩ thú y phải tiếp đón thêm nhiều “bệnh nhân” bốn chân là các chú chó bị say nắng có thân nhiệt quá cao. Các triệu chứng thường xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng. Không ai mong muốn chú chó của mình gặp nguy hiểm, và các trường hợp cảm nóng như thế này đều có thể phòng tránh. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số điều cần lưu ý để giữ cho thú cưng của mình được khỏe mạnh.

    Nhìn chung, trong thế giới động vật thì chó thường dễ bị đột quỵ do say nắng, và ở một số loài chó thì tình trạng này diễn biến nhanh hơn bình thường. Các chú chó không thể giải phóng thân nhiệt bằng cách đổ mồ hôi (hoặc chỉ toát một ít mồ hôi từ lòng bàn chân), vậy nên cách duy nhất khiến chúng có thể hạ nhiệt là thở hổn hển. Nhưng đối với loài chó mũi ngắn như Staffordshire Bull Terrier (Staffys) thì việc thở như vậy lại không được hiệu quả như với những chú chó mũi dài. Ngoài ra, tập luyện thể lực cũng là nguyên nhân làm tăng thân nhiệt của các chú chó do khối lượng lớn các cơ bắp của chúng tạo ra rất nhiều nhiệt lượng.
    [​IMG]
    Staffordshire Bull Terriers (Staffys) – tapchichomeo.com​
    Các tình huống phổ biến dẫn đến chó bị say nắng
    • Bị nhốt trong xe hơi – chỉ trong vòng năm phút, nhiệt độ trong xe sẽ tăng lên đáng kể từ 30 đến 40 độ C, cao hơn hẵn so với bên ngoài. Ngay cả trong một ngày thời tiết ôn hoà và cửa sổ xe được mở, thì ở nhiệt độ này tỷ lệ tử vong vẫn có thể xảy ra.
    • Tập thể dục quá sức Staffys cũng nổi tiếng là giống chó… “nghiện” trái bóng – chúng có thể mải miết chạy theo quả bóng cho đến khi thân nhiệt tăng cao quá mức đến độ kiệt sức. Chạy bộ và đạp xe vào một ngày nóng bức cũng được xem là hoạt động mạo hiểm đối với chú chó của bạn.
    • Động kinh– những chú chó bị động kinh dễ có nguy cơ say nắng do sự co thắt của cơ bắp tạo ra nhiệt lượng.
    • Giống chó đầu ngắn – đối với những chú chó có mũi ngắn như Bull, Staffy hoặc giống chó Bắc Kinh thì việc “thở hổn hển” tương đối khó khăn.
    • Bị nhốt trong tình trạng không có nước uống và thiếu bóng râm – phổ biến nhất là trường hợp bị cột bên ngoài một cửa hàng hoặc phía sau xe ở ngoài trời nắng.
    • Trên bãi biển ngày nắng nóng không có bóng mát (cát trắng sáng tạo ra bức xạ nhiệt).
    • Chứng béo phì, vấn đề về hệ hô hấp, bệnh tim cũng là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ say nắng.
    • Những chú chó quá già hoặc quá nhỏ đều có khả năng dễ bị cảm nóng.
    Những dấu hiệu ban đầu khi chó say nắng dẫn đến đột quỵ

    Nếu bạn có một chú chó say nắng dẫn tới đột quỵ, thì việc can thiệp sớm chính là điểm mấu chốt giúp bạn bảo toàn tính mạng cho cún cưng. Các dấu hiệu nhận biết một chú chó có khuynh hướng bị say nắng bao gồm:
    • Thở gấp.
    • Khi thở tạo ra tiếng ồn.
    • Lưỡi và nướu có màu đỏ tươi.
    • Trong miệng có nước bọt màu trắng, đặc dính.
    • Ói mửa và tiêu chảy ra máu (nếu bạn phát hiện được các dấu hiệu nhẹ ban đầu khác thì không nên đợi đến khi xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng này).
    • Cơ thể yếu ớt, đi đứng lảo đảo hoặc kiệt sức.
    • Co giật và hôn mê (trong trường hợp này khả năng cứu sống thú cưng của bạn thường rất mong manh).
    Cách xử lý chó bị say nắng

    Nếu chú chó nhà bạn có bất kỳ biểu hiện nào như trên vào một ngày nắng nóng, hay vừa bị nhốt trong xe, vừa tập thể dục về, hoặc ở ngoài trời nắng, thì bạn nên nhanh chóng giúp chúng hạ nhiệt rồi đưa chúng đến bác sĩ thú y.

    Bắt đầu làm mát chú chó càng nhanh càng tốt. Nếu bạn đang ở gần vòi nước, hãy xả nước vào chúng. Nếu bạn đang ở nhà, hãy xịt nước vào chú chó của mình và chuyển chúng vào nơi có mái che. Bạn cũng có thể cuộn khăn ướt lại và chườm dưới chân trước, vùng bẹn của chú chó. Đặc biệt không được dùng nước đá hoặc đặt chú chó vào trong bồn tắm có nước đá! Lưu ý là sau giai đoạn làm mát, chú chó của bạn có thể bị lạnh do việc hạ thân nhiệt đột ngột.

    Ngừng việc làm mát khi nhiệt độ trực tràng đạt đến 39 độ C (103 ° F) – vào thời điểm này bạn nên lau khô và quấn chú chó trong một chiếc khăn bông, đồng thời tiếp tục quan sát sự thay đổi của thân nhiệt tăng hay giảm.

    Ngay sau khi hoàn thành việc hạ nhiệt, hãy nhanh chóng đưa chú chó của bạn đến bác sĩ thú y. Tuy bên ngoài mọi thứ có vẻ đều ổn, nhưng đôi khi chú chó có thể bị viêm đường hô hấp và mất nước, từ đó dẫn đến các hậu quả khó lường. Vì vậy việc điều trị là hoàn toàn cần thiết để giảm thiểu các rủi ro.

    Nếu như bạn không ở gần khu vực có bác sĩ thú y và chú chó nhà bạn đã bắt đầu có biểu hiện bị cảm nóng (trước khi có dấu hiệu kiệt sức), thì bạn nên cho cún cưng uống từng chút nước một trong nhiều lần, tuyệt đối không để uống quá nhiều nước cùng lúc. Nếu bạn có nước điện giải hay bất kỳ giải pháp nào tạo ra chất điện giải giúp hồi phục lượng nước trong cơ thể chú chó, bạn có thể hoà thêm chúng vào nước uống.

    Say nắng là tình trạng khiến cơ thể kiệt sức dẫn đến tử vong. Mặc dù đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong những tháng cận hè, song chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng ngăn chặn nó. Hãy giữ cho thú cưng của bạn an toàn, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và đừng nhốt chúng trong xe bạn nhé.
    Tác giả: Eloise Bright
    Ảnh minh hoạ: nguồn internet
     

Chia sẻ trang này