CEO 26 tuổi và bí quyết lãnh đạo đáng để học tập

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi kyubi24992, 2/1/17.

  1. kyubi24992

    kyubi24992

    D.C Flat
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Thử thách đầu tiên của Daniel Houghton là phải giảm gần 20% nhân sự của Lonely Planet trên toàn cầu. Nhưng cũng chính từ nhiệm vụ đó, người có tuổi đời trẻ nhất công ty này đã thổi một luồng gió mới vào toàn bộ tổ chức, với việc thiết lập một hệ thống phương tiện truyền thông và môi trường làm việc hiện đại.
    Vào năm 2013, ở tuổi 24, Daniel Houghton lên nắm quyền điều hành thương hiệu mang tính biểu tượng du lịch Lonely Planet.
    [​IMG]
    Gần ba năm sau khi tốt nghiệp khoa Nhiếp ảnh báo chí tại trường Đại học Western Kentucky, trải qua các vị trí làm việc như: là một phóng viên ảnh, thực tập tại một công ty quảng cáo, làm chủ một tiệm chụp ảnh, cố vấn truyền thông cho tạp chí sinh viên của trường đại học, Daniel đã tích lũy được một số kinh nghiệm thú vị.

    Tuy nhiên, chỉ những kinh nghiệm ít ỏi đó chắc chắn không thể là nền tảng đảm bảo cho Daniel Houghton đảm đương được vai trò lãnh đạo tại nhà xuất bản du lịch lớn nhất thế giới, giữa những đồng nghiệp đáng tuổi cha, chú mình.

    Trong cuốn sách vừa xuất bản có tựa đề “Don’ts and Dos” (tạm dịch là Những điều nên và không nên làm), Daniel Houghton tiết lộ một số bí quyết giúp anh đứng vững ở vị trí CEO của một công ty đã hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Đó là:

    Nắm lấy dây cương
    “Khi chúng tôi mua Lonely Planet, tôi không suy nghĩ nhiều về việc phải làm gì với nó, tôi chỉ cảm thấy hạnh phúc khi là một phần của nó mà thôi”, Daniel chia sẻ.

    Tuy nhiên, ngay sau đó Daniel nhận thấy công ty cần thay đổi về phong cách lãnh đạo, và anh quyết định “nắm lấy dây cương”. Trong đội ngũ lãnh đạo của công ty, anh chỉ giữ lại giám đốc tài chính, và tự mình đảm nhiệm các vai trò khác. Vị CEO trẻ tuổi tâm sự: “Tôi cảm thấy mình như người 65 tuổi vào thời điểm đó”.

    Thử thách đầu tiên của Daniel Houghton là phải giảm gần 20% nhân sự của Lonely Planet trên toàn cầu. Nhưng cũng chính từ nhiệm vụ đó, người có tuổi đời trẻ nhất công ty này đã thổi một luồng gió mới vào toàn bộ tổ chức, với việc thiết lập một hệ thống phương tiện truyền thông và môi trường làm việc hiện đại.

    “Bạn có thể tưởng tượng những gì xảy ra khi một chàng trai 24 tuổi quyết định nắm lấy dây cương. Tôi đã sớm nhận ra rằng, mình không nên lo lắng về những gì mình không thể kiểm soát. Tôi không thể kiểm soát ngày sinh của tôi. Tôi cũng không thể kiểm soát hoàn cảnh sống của mình. Nhưng tôi phải là tôi”, Daniel viết.

    Chiến lược lãnh đạo cốt lõi
    Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, từ việc cùng với đối tác khởi nghiệp vận hành một công ty chỉ có 5 nhân viên, đến lãnh đạo một tổ chức truyền thông với hàng trăm nhân viên kỳ cựu như Lonely Planet, Daniel đã xây dựng chiến lược lãnh đạo của riêng mình với những điểm cốt lõi như:

    Tập trung vào con người: “Bạn cần phải thích những người mà bạn đang cùng làm việc. Trong quá trình làm việc, tôi ghi chú lại những điều cần làm để giữ khách hàng, trực tiếp và riêng tư chỉ cho đồng nghiệp những điều họ không biết. Điều đó có nghĩa là bạn phải đầu tư thời gian cho những người sẽ đi đường dài với bạn”.

    Ủy quyền: “Hãy tạo một thói quen. Tôi từng bắt đầu ngày làm việc bằng việc “chữa cháy”. Nhưng bạn cần phải chuyển thật nhanh từ thế bị động sang thế chủ động. Hãy ủy quyền và tin tưởng đồng nghiệp. Nhưng đừng quên có cơ chế kiểm soát những gì đang xảy ra”.

    Thiết lập đội ngũ lãnh đạo một cách cẩn thận: “Một người giỏi chuyên môn không có nghĩa là sẽ trở thành một quản lý hay một lãnh đạo tuyệt vời. Bạn phải cân nhắc để bố trí người đúng sở trường của họ”.

    Thiết lập nhóm “cựu chiến binh” tin tưởng: “Có câu nói rằng tuổi tác không phải là vấn đề, thiếu kinh nghiệm mới là vấn đề lớn. Tôi không làm việc một mình, quanh tôi luôn có những nhân tài sẵn sàng giúp đỡ tôi. Họ là những người thật sự tin vào và theo đuổi chiến lược mà chúng tôi đang thực hiện. Họ là chỗ dựa của tôi”.

    Biết lắng nghe, nhưng phải tin vào mình: “Mỗi người có quan điểm riêng của mình. Bạn phải quyết định điều gì nên nghe theo người khác. Chính linh cảm của bạn sẽ cho bạn biết cần phải làm gì”.

    Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn: “Hãy tôn trọng đồng nghiệp. Hãy trung thực. Bạn không thể luôn luôn nói với mọi người tất cả mọi thứ, nhưng bất cứ khi nào có thể, hãy mở lòng”.

    Thời gian là thứ công bằng duy nhất: “Mọi người đều có quỹ thời gian như nhau. Đừng yêu cầu người khác làm việc nhiều hơn hay sẵn sàng với những công việc mà chính bạn có thể làm. Tôi không biết ai trong công ty có nhiều thời gian hơn tôi cả”.
     

Chia sẻ trang này