Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh trong thời điểm khó khăn

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi quyen113, 25/9/18.

  1. quyen113

    quyen113

    D.C Flat
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh trong thời điểm khó khăn Bất chấp ngành bất động sản đang chìm ngập trong khó khăn, giá nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn tăng mạnh trong đợt sóng vừa qua. căn hộ manhattan novaland Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây khi thị trường chứng khoán đảo chiều thì giá nhiều cổ phiếu bất động sản đã lao dốc không phanh. Với kết quả kinh doanh ảm đạm, sự khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới nhiều khả năng ngày “thái lai” trở lại của cổ phiều bất động sản vẫn còn khá xa. Kết quả kinh doanh ảm đạm [​IMG] Bất động sản và xây dựng là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những bất ổn vĩ mô. Thống kê kết quả kinh doanh của gần 200 doanh nghiệp bất động sản và xây dựng niêm yết cho thấy có 55% doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm 2011, 12,5% doanh nghiệp bị thua lỗ. Doanh nghiệp chịu thua lỗ nặng nề nhất là TCT Cổ Phần XNK & Xây Dựng Việt Nam (VCG). Theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý 1 VCG thua lỗ tới 884 tỷ đồng. Nguyên nhân thua lỗ lớn của VCG là do phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn lên tới 1.017 tỷ đồng. Nhiều đai gia bất động sản thoát lỗ nhưng lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điển hình, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lợi nhuận công ty mẹ trong báo cáo riêng lẻ quý 1 vỏn vẹn chỉ có 5,95 tỷ đồng, bằng 2% so với cùng kỳ năm trước. Quốc Cương Gia Lai (QCG) lợi nhuận chỉ ở mức tượng trưng 1,77 tỷ đồng, nhờ có khoản lợi nhuận khác hơn 11 tỷ đồng. Trước đó, năm 2011 QCG thua lỗ tới 39 tỷ đồng và bị đưa vào diện cảnh báo. Ngoài các danh sách trên thì nhiều doanh nghiệp bất động sản và xây dựng khác tuy không bị thua lỗ nhưng chỉ có lợi nhuận chỉ ở mức “tượng trưng”. Trong bối cảnh đó, có hai doanh nghiệp bất động sản đạt mức lợi nhuận khá ấn tượng là Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) với 225 tỷ đồng và Tập đoàn Vingroup (VIC) với 843 tỷ đồng.. Tuy nhiên, lợi nhuận của 2 doanh nghiệp này đều đến từ chuyển nhượng cổ phiếu và chuyển nhượng tài sản và được hạch toán vào quý 1 chứ không phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cổ phiếu bất động sản trở về với thực tại Giá cổ phiếu bất động sản rơi tự do Trong đợt sóng thị trường chứng khoán vừa qua nhóm cổ phiếu bất động sản là một trong những nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sản. Tính từ đầu năm đến điểm đỉnh gần nhất cuối tháng 4 có nhiều cổ phiếu đã tăng gấp đôi. Chẳng hạn cổ phiếu PTS của Công ty ĐT & XD Bưu điện đã tăng gấp 4,34 lần; SCR của sacomreal tăng 2,75 lần; PVL của địa ốc Dầu Khí tăng 2,5 lần kể từ đầu nắm đến cuối tháng 4. Một loạt đại gia bất động sản cũng tăng rất mạnh như NTL, HQC, ITA, STL, DIG, OGC… Giá cổ phiếu bất động sản tăng mạnh bởi nhà đầu tư kỳ vọng những ảnh hưởng tích cực từ các chính sách đối với thị trường bất động sản trong thời gian gần đây và các dòng tiền đầu cơ đổ vào những cổ phiếu này. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là hiện tại nền kinh tế đang rất khó khăn. Số lượng doanh nghiệp phá sản ngay càng nhiều và sản xuất kinh doanh đang bị đình đốn. Ngành bất động sản cũng chưa thể khởi sắc trở lại, thậm chí càng ngày càng rơi vào vòng xoáy giảm giá. Hiện tại, dù lãi suất đã giảm so với trước nhưng lượng tín dụng cung ra nền kinh tế vẫn quá ít. Nguồn cung bất động sản dồi dào trong khi đó cầu suy giảm. Giới đầu cơ bất động sản là nhân tố chính gây nên sóng cho thị trường cũng đang co cụm và đang phải vật lộn với khó khăn. Trong 2 tuần gần đây, thị trường chứng khoán trong nước đã giảm rất mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ những thông tin tiêu cực của chứng khoán thế giới và sự yếu đi của các dòng tiền đầu cơ. Kể từ mức đỉnh ngày 10/5 đến phiên giao dịch cuối tuần này (18/05), VN-Index đã giảm 10,87%, còn HNX-Index đã giảm 11,75% chỉ trong 7 phiên giao dịch. Trong khoảng thời gian đó, cổ phiếu bất động sản là một trong những nhóm ngành giảm mạnh nhất. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản bị bán với giá sàn mà không có người mua. Cổ phiếu SCR đã giảm 27,48% và chỉ còn 12.400 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ASM (CTCP Đầu Tư & Xây Dựng Sao Mai) đã giảm 9 phiên liên tiếp, trong đó có 5 phiên giảm sàn và mất 33,33% so với mức đỉnh. Một loạt cổ phiếu bất động sản khác như KBC, DIG, ITA, PVL, QCG, STL cũng giảm rất mạnh trong đợt điều chỉnh của thị trường trong 2 tuần qua. Theo CafeLand, sau một khoảng thời gian tăng rất mạnh, cổ phiếu bất động sản dường như đã trở về với thực tại của mình. Với việc nhiều cổ phiếu đã giảm 20-30% thì áp lực giải chấp đối với thị trường trong thời gian tới có thể càng thăng thêm. Do vậy, cổ phiếu bất động sản có thể còn phải trải qua nhiều cơn “bĩ cực” phía trước.
     

Chia sẻ trang này