Cơn gout cấp tính – triệu chứng và cách điều trị

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi tambinh, 20/10/16.

  1. tambinh

    tambinh

    D.C Flat
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong những năm gần đây, bệnh gout có xu hướng gia tăng do điều kiện kinh tế phát triển và chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Bệnh thường xảy ra ở nam giới lứa tuổi trung niên, đặc biệt là các cơn gout cấp có thể gây nên nhiều cơn đau khủng khiếp cho người bệnh mà nếu không điều trị tốt có thể trở thành mãn tính.

    Hiện nay, bệnh gout chiếm từ 10-15% trong số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp điều trị tại bệnh viện. Đây là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa nhân purin ở người và có nguyên nhân là do việc tăng tiêu hủy các axit nhân của các tế bào và giảm bài xuất axit qua thận, gây tăng axit uric trong máu.


    Cơn gout cấp thường xảy ra sau bữa ăn có chứa nhiều thịt (nhất là loại thịt đỏ có chứa nhiều purin như thịt chó, thịt dê, nội tạng động vật), sau khi uống nhiều bia rượu. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương,..cũng là những yếu tố khiến cơn đau gout xuất hiện.


    Dấu hiệu của cơn goutcấp tính


    Cơn gout cấp tính là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh gout và lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi từ 35-55 và hay gặp ở nam giới.


    Triệu chứng của bệnh gút cấp tính là sưng, nóng, tấy đỏ, đau dữ dội các khớp, bệnh nhân bị hạn chế vận động, đi lại rất khó khăn và đau tăng về đêm, trong cơn đau người bệnh có thể sốt hoặc sốt nhẹ.

    Vị trí đau sưng thường xảy ra chủ yếu ở cổ chân, khớp gối, các ngón chân,…nhưng 50% tình trạng này xuất hiện ở ngón chân cái. Một số bệnh nhân còn có dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiểu ít, nước tiểu đỏ, khi xét nghiệm máu thì nồng độ axit uric tăng cao.


    Các đợt viêm sưng khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến 10 ngày, sưng đau sẽ giảm dần rồi khỏi, hết sốt, dễ chịu và các khớp không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào, lúc đầu cơn thưa (mỗi năm một vài lần), sau đó tăng dần nhưng cũng có thể trên 10 năm mới tái phát và cuối cùng liên tục và trở thành mãn tính.


    Điều trị cơn gout cấp tínhnhư thế nào?


    Điều trị bằng thuốc


    Cơn gout cấp, một khi đã được chẩn đoán, cho dù là gout cấp nguyên phát hay thứ phát thì cần được điều trị càng sớm càng tốt và tuân thủ theo nguyên tắc nhất định.


    Mục tiêu chính của điều trị cơ bản là giảm lượng axit uric trong máu xuống <6mg%. Khi bị cơn gout cấp tính, bệnh nhân phải dùng ngay thuốc chống viêm mà tốt nhất là colchocin, uống 2-3 lần trong ngày đầu, tối đa 4 viên. Liều duy trì để tránh cơn đau tái phát là 1 viên/ngày, uống trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc dài hơn. Colchocin sẽ tác động vào quá trình thực bào của tế bào đa nhân trung tính.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc kháng viêm không steroid, corticoid. Tuy nhiên, bệnh sẽ tái phát ngay sau khi ngưng thuốc dẫn đến hậu quả xấu của việc lệ thuộc vào thuốc. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng các chế phẩm đông y trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout như sản phẩm Viên gout Tâm Bình của Công ty dược phẩm Tâm Bình. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng chống viêm giảm đau, giảm ucid uric trong máu qua đường nước tiểu, giúp bổ can thận ngăn ngừa bệnh gout tái phát. Đây được coi là giải pháp tốt cho những người bị gout cấp và mãn tính mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.


    Lưu ý chế độ ăn uống


    Trong điều trị bệnh gout, muốn có hiệu quả cao thì bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn rất quan trọng, không nên ăn nhiều quá mức. Với những người đã tăng axit uric trên 70mg/l thì cần tránh những bữa ăn có quá nhiều purin, hạn chế các thực phẩm như hải sản, thịt chó, thịt bò, phủ tạng động vật, cá hồi, cá tra; người béo phải có chế độ giảm calo, giảm chất béo.


    Nên ăn nhiều các loại rau quả, thực phẩm ít chất béo, có thể ăn thêm trứng, cá nạc, ngũ cốc.

    Không uống rượu, bia hay các loại nước có nhiều bicarbonat như nước khoáng. Giảm các đồ uống có nhiều đường fructose để ngăn xơ vữa động mạch.


    Nên uống nhiều nước lọc, ngày khoảng 2 lít để làm tăng lượng nước tiểu, tránh sự lắng đọng tinh thể urat trong thận.


    Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, lạnh và chấn thương.


    Việc điều trị bệnh sớm bằng thuốc và duy trì một nếp sinh hoạt, ăn uống phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa cơn gout cấp tính, tránh các hậu quả xấu về khớp, thận và tim mạch.


    Xem thêm: bệnh gút có chữa được không ?
     

Chia sẻ trang này