Cùng điểm lại những loại mái xây dựng nhà và biệt thự

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi toilatoi, 28/6/19.

  1. toilatoi

    toilatoi

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,157
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cùng điểm lại những loại mái xây dựng nhà và biệt thự Khi có kế hoạch thi công nhà mới, chủ nhà thường lựa chọn phương án thi công mái nhà dựa vào hai yếu tố là chi phí xây dựng và xu hướng thiết kế mái nhà. Tuy nhiên chủ nhà thường không chú tâm đến vấn đề kiểu mái nhà nào phù hợp với điều kiện thời tiết và vật liệu nào an toàn và dự án summer land mũi né hiệu quả, không phải khó khăn trong quá trình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng chống thấm chống dột mái. [​IMG] Các loại mái khi thi công xây dựng nhà 1. Phân loại mái nhà theo hình thức của mái 1.1. Nhà mái dốc Nhà mái dốc là một trong những thiết kế mái được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam từ xưa cho đến nay. Thiết kế mái dốc được xem như là kiểu mái “kinh điển” được sử dụng nhiều trong những mẫu thiết kế nhà cấp 4 (kiểu mái dốc 2 bên), những mẫu thiết kế nhà ngói gian. Hiện nay các mẫu thiết kế biệt thự cũng đang áp dụng kiểu mái dốc này, áp dụng kiểu mái dốc 2 bên, các công trình nhà biệt thự với thiết kế mái giật cấp ấn tượng với khoảng 2- 3 mái tạo cho ngôi nhà sự bề thế và sang trọng. Thiết kế nhà mái dốc 2 tầng 1.2. Nhà mái bằng Nhà mái bằng được du nhập vào nước ta bởi trào lưu kiến trúc phương Tây. Thiết kế mái bằng với đặc trưng là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà. Mái được đổ bằng chất liệu chủ yếu là bê tông nên giúp cho ngôi nhà thêm vững chắc, chống nắng, dột. Các lớp cấu tạo nhà mái bằng Nhà mái bằng với đặc trưng là 1 mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà sẽ mang đến cho công trình nhà biệt thự sự sang trọng và hiện đại , trẻ trung khi nhìn ngắm toàn bộ thiết kế kiến trúc cho công trình nhà đẹp này Thiết kế nhà mái bằng giúp nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của công trình. Ưu điểm của thiết kế nhà mái bằng Mái bằng có ưu điểm là có độ dốc nhỏ 5-8%, do đó chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao. Mặt sàn của mái có thể kết hợp làm sân thượng, sân phơi. Nhược điểm của thiết kế nhà mái bằng Thiết kế nhà mái bằng cũng có rất nhiều hạn chế: nóng do lớp bê tông, lớp hồ dầu quét để chống thấm không đủ tỏa nhiệt và cách nhiệt. Mái bằng công trình được đổ bằng chất liệu chủ yếu là mái bê tông. Vì vậy khối lượng kết cấu thường nặng hơn so với những thiết kế mái khác do phải chịu một khối lượng vật liệu bê tông, sắt khá lớn Nhà mái bằng không dột nhưng việc thấm nước và tạo thành những vệt nước hay màu ố dưới trần cũng làm chúng ta khó chịu. 1.3. Nhà mái lệch Nhà mái lệch cũng là một trong những loại mái nhà mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Về mặt kết cấu, mái lệch giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên, độ chênh lệch và dốc hai bên mái khác nhau, mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt Nhà mái lệch với các mặt cắt không cân xứng nhưng đầy tính gợi mở về môi trường sống giàu nét tự nhiên sẽ tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho gia chủ. 2. Phân loại mái nhà theo kết cấu mái nhà 2.1. Mái bê tông cốt thép Kết cấu mái bê tông cốt thép Mái bê tông cốt thép có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. Mái bê tông phải bảo đảm được yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng , do cấu tạo các lớp mái khác với các lớp sàn. Cấu tạo cốt thép tuỳ thuộc và diện tích mái công trình mà kĩ sư sẽ tính toán được khối lượng thép cũng như vật liệu xây dựng mái phù hợp cho toàn bộ công trình 2.2. Mái khung (giàn) phẳng với vật liệu tre – gỗ – thép Mái khung thường được sử dụng trong những thiết kế khu du lịch sinh thái hay nghỉ dưỡng đem đến cảm giác ấm cúng và mát mẻ trong quá trình sử dụng Vật liệu thường được sử dụng cho thi công mái khung là: tre, gỗ, thép Kiểu mái khung giàn thường không phổ biến trong khi thiết kế mái nhà ở đặc biệt là thiết kế mái biệt thự do những yêu cầu về mặt tải trọng khá thấp. Nhược điểm xà gồ vật liệu gỗ – Chi phí đầu tư quá cao do giá gỗ ngày càng tăng và khó mua. – Dễ bị mối mọt dẫn tới võng mái ,sập mái, thanh gỗ luôn bị cong vênh võng theo thời tiết, độ ẩm do vậy mái không phẳng. – Dễ bị cháy gây hỏa hoạn nguy hiểm đến tính mạng và tài sản. 2.3. Mái giàn thép không gian Mái giàn thép không gian là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian. Ưu điểm mái giàn mái không gian Giàn không gian có ưu điểm vượt trội là có kết cấu vững chắc, kiến trúc đẹp, độc đáo. Kết cấu giàn không gian được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng trên thế giới do tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh (chịu lực dọc) dẫn đến tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng. Kết cấu mái giàn thép không gian 3. Phân loại mái nhà theo vật liệu 3.1. Mái ngói Nhà mái ngói là lựa chọn hàng đầu của các gia chủ khi thiết kế mái nhà. Mái ngói mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho kiến trúc của ngôi nhà. Hiện nay, việc lợp ngói bằng hệ thống vi k èo, xà gồ gỗ giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Khi thi công mái ngói nên chọn thép mạ sẽ không bị rỉ sét như thép hộp, thời gian sử dụng được lâu hơn. Để tránh tình trạng thấm dột mái ngói, sau khi lợp xong bạn nên hạn chế đi lại trên mái ngói để không làm xuất hiện vết nứt làm nước mưa len lỏi qua kẻ nứt dẫn đến thấm dột. Nhược điểm của kiến trúc nhà mái ngói Phụ thuộc vào tay nghề của thợ, nếu thi công không tốt thì sẽ bị dột, đặc biệt khi mưa lớn thì dột nhiều hơn, ảnh hưởng đến các phần khác của căn nhà như trần thạch cao, các thiết bị,… 3.2. Mái bêtông cốt thép Tương tự như phần 2.1 Mái bê tông cốt thép. Ngoài ra hiện nay mái bê tông dán ngói cũng được sử dụng trong rất nhiều công trình kiến trúc Biện pháp thi công của mái bê tông dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ b etong, sau cùng là dán ngói lên trên. Nhược điểm mái bê tông dán ngói Khối lượng của bộ mái khá nặng (bao gồm dầm, tấm bê-tông cốt thép, vữa hồ xi-măng) Mái bê tông dán ngói bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian thi công lâu và phức tạp. Nếu bề mặt rộng thì dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi nên hiện tượng thấm dột trong kết cấu thường xảy ra. Khi sửa chữa, chống thấm khó khăn vì lớp ngói bên ngoài “dính” vào sàn bê-tông, đồng thời nước ngấm bên trong giữa các viên ngói rất khó tìm vị trí thấm chính xác. 3.3. Mái tôn Mái tôn (tole) là phương pháp lợp mái có chi phí rẻ và thời gian thi công xây dựng nhanh. Hơn nữa, mái tole cũng đảm bảo về mặt thẩm mỹ, vẻ ngoài giống như mái ngói khoảng 90% nhưng so về chất lượng thì không bằng các loại ngói thật. Khả năng chống nóng của mái tole ở mức vừa phải. Hiện thị trường có nhiều loại mái tole khác nhau phục vụ cho nhiều công trình. Trên thực tế, mái tole được sử dụng phổ biến để lợp mái cho nhà kho, nhà xưởng… Loại mái nhà này có trọng lượng khá nhẹ với nhiều dạng khác nhau như sóng vuông, sóng tròn, tole giả ngói cho bạn lựa chọn. Thi công xây dựng mái nhà bằng tole giá rẻ Thiết kế mái nhà bằng tole Nhược điểm của thiết kế mái tole Mái tole cũng có những nhược điểm đáng kể như hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ tầng mái tăng cao, gây tiếng ồn khi trời mưa hoặc có một lực tác động. Sau một thời gian sử dụng, mái lợp tole luôn đưa ra những hạn chế mà người ở trong ngôi nhà không kiểm soát được do những tình trạng của nó gây nên như dột, nóng, và rất dễ bị bay cả mái tole khi có gió lớn 4. Phân loại mái nhà theo phong cách kiến trúc 4.1. Mái marsand Mái marsand là kiểu kiến trúc mái được ra đời ở Châu Âu, là đại diện cho những công trình mang âm hưởng kiến trúc cổ điển. Đặc biệt, thiết kế mái marsand cho phép người chủ gia đình tận dụng được toàn bộ không gian tầng mái để sử dụng, thiết kế mái với chiều cao, vật liệu mái và những chi tiết phào chỉ trang trí mái ngói cho công trình nhà biệt thự vẻ bề thế, hoành tráng và vô cùng sang trọng. Mái marsand là lựa chọn tuyệt vời cho những công trình mang phong cách cổ điển hay tân cổ điển khi xây dựng nhà. Thiết kế mái nhà hợp phong thủy Theo phong thủy mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán, mái nhà trong phong thủy có vị trí cực kỳ quan trọng. Mái nhà xét theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành cần có tính tương sinh với cấu trúc của căn nhà thì mới đạt được độ hoàn hảo về phong thủy. Ngoài ra theo các nhà phong thủy thì mái nhà bằng phẳng được xem là không phù hợp để làm nơi trú ẩn. Vì vậy mái nhà có quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên. Màu sắc mái nhà hợp phong thủy Cách đơn giản nhất để lựa chọn màu sắc mái khi xây nhà là chọn màu trùng với mệnh của chủ nhân. Ví dụ: người mệnh Hỏa chọn tôn lợp màu đỏ (vì màu đỏ thuộc hành Hỏa), người mệnh Kim chọn tôn lợp màu ánh bạc (vì màu ánh bạc thuộc hành Kim). Hoặc chọn theo nguyên lý tương sinh – tương khắc của ngũ hành. Ví dụ: người mệnh Hỏa nên chọn các màu xanh lục vì màu này thuộc mệnh Mộc (Mộc sinh Hỏa – tương sinh), và kỵ màu ánh bạc vì màu này thuộc hành Kim (Hỏa khắc Kim – tương khắc). Ngoài ra gia chủ có thể cần nhắc thêm các yếu tố khác như: Màu xanh là màu của nước nếu mái nhà làm màu xanh sẽ không hợp phong thủy chút nào và cực kỳ xấu. Bởi nhiều người quan niệm nước trên mái nhà có nghĩa là khi nước tràn xuống núi sẽ gây ra những tổn thương, mất mát. Nên chọn mái nhà màu gì? Qua các quan điểm về phong thủy ở trên, khi phối cảnh ngoại thất cho kiến trúc ngôi nhà, chủ nhà hay sử dụng các màu như đỏ, nâu sẫm; ngoài ra thường kiêng việc lợp mái màu xanh.
     

Chia sẻ trang này