Cùng khám phá nét cổ kính của Đền Preah Vihear

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi belopmam, 8/12/18.

  1. belopmam

    belopmam

    D.C Flat
    Bài viết:
    3,530
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Cùng khám phá nét cổ kính của Đền Preah Vihear Preah Vihear là ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dângrêk ở Campuchia, gần biên giới với Thái Lan. Phần nửa đền nằm bên Vườn Quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak, tỉnh Sisaket, Thái Lan, một nửa đềnthuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. giá căn hộ the grand manhattan Preah Vihear được biết đến không chỉ bởi đây di sản thế giới đã được Unesco công nhận mà còn là điểm nóng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan. [​IMG] Người Campuchia gọi ngôi đền là Preah Vihear, còn người Thái gọi dài dòng hơn một chút là Prasat Khao Phra Viharn. Preah (tiếng Khơme) và Phra (tiếng Thái) cùng có nghĩa là “thánh”. Vihear (Khơme) và Viharn (Thái) cùng có nghĩa là đền thờ, điện thờ. Preah Vihear (Khơme) và Phra Viharn (Thái) cùng có nghĩa là “ngôi đền thánh”. Người Thái bổ sung hai từ Prasat Khao. Prasat là cung điện và Khao là núi, gộp lại thành “Cung điện đền thánh trên núi” (Prasat Khao Phra Viharn). Ngôi đền đầu tiên được bắt đầu vào đầu thế kỷ IX dùng để thờ thần Shiva trong những thế kỷ tiếp theo. Các di vật được tìm thấy ở tỉnh này cho thấy khu vực này là khu định cư quan trọng của Đế quốc Khmer trong thế kỷ XII. Những phần còn sót lại sớm nhất lại có niên đại thời Koh Ker vào thế kỷ X khi Kinh đô của Đế quốc Khmer gần hơn so với khi nó ở Angkor. Có một số yếu tố thuộc phong cách Banteay Srei cuối thế kỷ X, nhưng phần lớn ngôi đền được lập dưới thời các Vua Suryavarman I và Suryavarman II trong các nửa đầu thế kỷ XI và XII. Kiến trúc đền mang phong cách Banteay Srei với điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo. Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục Bắc Nam dài 800m, bao gồm một bờ đường đắp cao và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam (cao 120m so với khu Bắc và 525m so với đồng bằng Cambuchia). Mặc dù cấu trúc này khác với những ngôi đền trên núi khác của Cambuchia được tìm thấy ở Angkor, nhưng ngôi đền cũng có cùng mục đích thờ phụng những vị thần ở đỉnh Meru. Phần khu vực xung quanh đền với nhiều thự viện và các tháp cao nhưng hiện nay phần lớn các kiến trúc phụ xung quanh đền đều bị đổ nát nghiêm trọng. Đường lên điện thờ có năm cột lớn (được đánh số thứ tự tính từ bên ngoài ngôi đền, và khách viếng sẽ gặp cột lớn thứ năm trước tiên). Du khách phải bước trên một vài bậc thang trước khi đến được mỗi cột. Mỗi cột có những độ cao khác nhau. Ở vị trí đứng của mỗi cột, khách tham quan đều không thể thấy toàn bộ quang cảnh ngôi đền trừ khi bước vào cổng chính. Cột thứ năm theo kiểu kiến trúc Koh Ker vẫn giữ lại những vết sơn đỏ từ thời gian trước mặc dù ngói đỏ bây giờ không còn nữa. Cột thứ 4 nằm ở phía sau có từ Triều đại Khleang/ Baphuon và là một “kiệt tác của Preah Vihear”. Cột thứ 3 lớn nhất và nằm giữa hai phòng lớn. Muốn đến được đền thờ phải thông qua hai sân liên tiếp nhau. Dù rất cổ kính nhưng đền Preah Vihear đã được bảo quản rất tốt. Theo giới quan sát, sở dĩ ngôi đền được bảo quản tốt như vậy là vì vị trí khó tiếp cận của công trình. Từ phía Campuchia, chỉ có một con đường duy nhất dẫn lên ngôi đền, và lại phải leo dốc rất cao. Tới đền từ phía Thái Lan dễ hơn, thế nhưng trong thời gian trước đây, chính quyền Thái Lan ít quảng bá cho ngôi đền. Thực tế đó đã giúp cho khu vực không bị khách du lịch ào ào tới phá phách. Mặt khác, cư dân chung quanh đền, từ người Campuchia đến người Thái, tất cả đều tôn kính và cố sức chăm sóc nơi thờ cúng thiêng liêng đó. Nhờ được bảo quản tương đối tốt, đền Preah Vihear đã trở thành một bảo vật văn hoá và nghệ thuật rất quý giá. Năm 1904, Vương quốc Xiêm (tên gọi chính thức của Thái Lan trước năm 1949) và thực dân Pháp thành lập một ủy ban chung thực hiện công việc phân định ranh giới. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện vị trí chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Căn cứ theo tấm bản đồ này, Preah Vihear nằm bên Campuchia. Năm 1954, Thái Lan chiếm giữ ngôi đền sau khi quân đội Pháp rút khỏi Campuchia, Campuchia phản đối và yêu cầu Tòa án Thế giới phân xử. Tòa án xem xét vụ việc không chỉ dựa trên những di sản văn hóa, mà còn cân nhắc những biện pháp chuyên môn kỹ thuật phân định ranh giới. Ngày 15-6-1962, Tòa ra phán quyết phần thắng thuộc về Campuchia và yêu cầu Thái Lan trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã đưa ra khỏi ngôi đền. Ngôi đền đã mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 và năm sau bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Ngôi đền được mở cửa lại vào cuối năm 1998 và Campuchia hoàn tất việc xây dựng năm 2003 sau một quãng thời gian dài. Năm 2007 Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là Di sản Thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là Đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa Hoàng gia (2003).
     

Chia sẻ trang này