Dinh dưỡng trong bệnh Gout

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi tambinh, 20/9/16.

  1. tambinh

    tambinh

    D.C Flat
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Bệnh Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu. Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỉ lệ ở một số nước châu Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ. Ở Việt Nam bệnh gặp chưa nhiều song trong thập niên gần đây thấy bệnh tăng lên rõ.

    Ngày nay theo các nghiên cứu trên thế giới, chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh và mắc bệnh Gout, cũng như những đợt cấp tính tái phát của bệnh. Chúng ta sẽ quan tâm benh gut an gi để hạn chế sự mắc bệnh và biến chứng của bệnh. Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chế độ dinh dưỡng trong bệnh Gout.

    1. Nguyên tắc dinh dưỡng

    - Hỗ trợ điều trị các đợt gout cấp tính, đề phòng tái phát và điều trị gout mạn tính

    - Hạn chế các thực phẩm giàu purin để giảm các chất có thể giáng hóa tạo thành acid uric và giúp giảm dùng thuốc nếu có thể.

    - Nếu bệnh nhân bị béo phì quá mức nên giảm cân từ từ.

    - Kết hợp với điều trị thuốc trong các đợt cấp tính: giảm đau kháng viêm, tăng đào thải acid uric qua thận, ức chế phản ứng chuyển hóa tạo thành acid uric.

    2. Nhu cầu năng lượng

    2.1 Năng lượng: 30 - 35 kcal/kg/ngày.

    Đối với bệnh nhân béo phì có thể dựa vào cân nặng chuẩn hoặc sử dụng cân nặng hiện có với mức năng lượng dao động từ 11 - 14kcal/kg/ngày.

    2.2 Chất đạm (protid):

    Nhu cầu protid:

    -Chiếm 12 - 15% nhu cầu năng lượng hằng ngày khoảng 0.8g - lg/kg/ngày.

    - Nên sử dụng các loại chất đạm ít béo và từ đạm đậu nành. Đạm đậu nành giúp thay đổi nồng độ protein trong huyết tương và tăng độ thanh thải acid uric.

    - Trong giai đoạn gout cấp, lượng purin ăn vào từ 100mg- 150 mg/ngày.

    - Ngoài giai đoạn cấp chế độ ăn từ 600mg - 1000mg purin/ngày.

    - Cần tránh các loại thức ăn giàu purin như hải sản, các thực phẩm nội tạng (tim gan, bao tử, . . .).

    - Dùng hạn chế các loại thực phẩm có lượng purin trung bình: như thịt, cá, các loại đậu khô, . . 100g thịt bò cho 350 mg purin, thịt bò không nên ăn khi bị gout;100g gan lợn cho 300 mg purin, gan lợn không tốt cho người bị gout;100g thịt gà rán cho 300 mg purin;100g cá hồi cho 200 mg purin

    - Khuyến khích dùng các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp như lòng trắng trứng, sữa động vật, đạm whey, các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua)

    2.3 Chất béo (lipid):

    Chế độ ăn nên hạn chế chất béo, năng lượng từ chất béo chiếm 20 - 25%/ngày. Sử dụng các chất béo không no một nối đôi, nhiều nối đôi (chiếm 2/3 tổng số chất béo). Hạn chế mỡ động vật, bơ.

    2.4 Chất bột đường (glucid):

    - Năng lượng từ chất bột đường chiếm 60 - 65% nhu cầu năng lượng.

    - Nên sử dụng các loại thực phẩm ít xay xát kỹ như gạo lức, bánh mì đen, khoai, bắp. Hạn chế đường đơn, nước ngọt .

    2.5 Chất khoáng và Vitamin: nhu cầu theo khuyến nghị dành cho người Việt Nam là tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

    2.6 Nước: Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày) để tăng thải acid uric trong cơ thể qua đường niệu, giúp phòng ngừa đợt gout cấp, ngoài nước lọc nên uống thêm nước khoáng có carbonate, nước sắc lá sake.

    3. Những điều người bệnh nên lưu ý

    Những điều nên thực hiện:

    - Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu thừa cân và béo phì.

    - Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày).

    - Giảm chất béo (đặc biệt là mỡ động vật) đối với người thừa cân, béo phì nhằm góp phần giảm tái phát và độ nặng cơn gout cấp.

    - Dùng hạn chế các nhóm thực phẩm có lượng purin trung bình ( nhóm II)

    - Không dùng nhiều các loại thịt, hải sản ,đậu hạt, măng, nấm, giá, ...

    Những điều cần tránh:

    – Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu,… Vì các loại nước có cồn đặc biệt là bia khởi phát đợt viêm cấp và hình thành tinh thể acid uric ở khớp.

    – Hạn chế đồ uống có gas, nước trái cây, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

    – Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như: Nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C, vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận.

    - Các loại thực phẩm chứa nhiều purin (nhóm III - Bảng phụ lục)

    - Tránh gắng sức, stress…

    Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gout cũng không nên ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan, vì gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric.


    Bs. Trần Thị Thùy Dương
     

Chia sẻ trang này