Khi khói tan ở Beirut, sự bàng hoàng hóa thành nỗi tức giận

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi seotot003@, 10/8/20.

  1. seotot003@

    seotot003@

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,938
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong lúc cư dân dọn dẹp đống đổ nát, nhiều người xem vụ nổ ở thủ đô Lebanon là kết quả của nhiều năm điều hành yếu kém và vô trách nhiệm của giới chức trách.

    Khi người Lebanon đào bới đống đổ nát sau vụ nổ lớn ở thủ đô hôm 5/8, sự bàng hoàng đã hóa thành nỗi tức giận trước tình trạng tham nhũng và thiếu năng lực của giới chức, những người đã phó mặc để một đống hóa chất nguy hiểm yên vị trong nhà kho ở cảng Beirut suốt 6 năm.

    Ước tính 2.750 tấn amoni nitrat, nguyên liệu làm phân bón và chế tạo bom, đã được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ nhấn chìm Beirut hôm 4/8, giết chết hơn 130 người, làm bị thương hàng nghìn người và khiến hơn 100 người mất tích.sửa máy in tận nơi quận 7


    Số hóa chất này được lưu trữ trong nhà kho sau khi bị cơ quan hải quan tịch thu từ một tàu chở hàng vào năm 2014, dù ban quản lý cảng nhiều lần cảnh báo rằng đó là một rủi ro.

    Nhóm điều tra của chính phủ vẫn chưa xác định được nguồn gốc của lửa hoặc vụ nổ diễn ra khoảng 15 đến 20 phút trước khi amoni nitrat bốc cháy, tạo nên đám mây khí độc khổng lồ lan tỏa khắp thành phố. Âm thanh của vụ nổ lớn đến nỗi người dân trên đảo Cyprus cách đó 240 km cũng nghe thấy.

    Beirut đã chứng kiến nhiều vụ nổ, trong đó có vụ đánh bom doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ năm 1983 làm thiệt mạng 241 binh sĩ, vụ ám sát cựu thủ tướng Rafiq al-Hariri năm 2005 và vô số đạn pháo rơi xuống thành phố trong cuộc nội chiến từ năm 1975 đến năm 1990.

    Đây là vụ nổ lớn nhất cho đến nay - và xung động của nó đã vượt ra ngoài bi kịch người chết, nhà sập trước mắt. Vụ nổ dường như gói gọn tất cả những gì sai trái với Lebanon vào thời điểm này trong lịch sử đầy biến động của đất nước: nhà nước yếu kém, chính phủ thiếu năng lực, quan chức tham nhũng và, như nhiều người nói, sự tồn tại của một nhà nước song song do nhóm Hezbollah lớn mạnh điều hành, cũng như những phe phái khác ở Lebanon đã sử dụng cảng Beirut để buôn lậu.

    "Người dân tận mắt chứng kiến việc giới chức trách thất bại là như thế nào, với những kết quả tàn khốc", Paul Abi Nasr, thành viên Hiệp hội Các nhà Công nghiệp Lebanon, nói. "Không chỉ có chính phủ tham nhũng, nhà nước yếu kém, không chỉ có vũ khí ngoài tay chính phủ. Chúng tôi đã thấy những điều này kết hợp với nhau một cách thảm khốc".

    Các quốc gia trên thế giới nhanh chóng cung cấp hỗ trợ, với máy bay mang viện trợ nhân đạo và đội ngũ y tế đã đến hoặc sắp đến Lebanon từ Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Kuwait, Ai Cập, Pháp, Iran và Anh, cũng như những nước khác.

    Tổng thống Trump hôm 5/8 nói không ai có thể khẳng định điều gì đã gây ra vụ nổ nhưng Mỹ đang "điều tra việc này rất mạnh mẽ". Ngoại trưởng Mike Pompeo đề nghị giúp đỡ trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Hassan Diab, người được Hezbollah chống lưng và có quan hệ lạnh nhạt với Washington.

    Song những đề nghị viện trợ không làm dịu đi nỗi bất bình cay đắng trên đường phố Beirut.

    "Ngay cả khi nước ngoài giúp đỡ, những sự hỗ trợ đó sẽ bị chiếm đoạt", một sinh viên 23 tuổi nói. Cô là một trong số hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn dẹp đường phố sau vụ nổ.

    Dù thế nào đi nữa, cô nói, "chúng tôi sẽ không thể khôi phục tất cả".

    Người biểu tình tập trung tại Quảng trường Liệt sĩ ở trung tâm vào đầu giờ chiều. Một số người rơi nước mắt.

    Khi ngày trôi qua, mức độ tàn phá trở nên rõ ràng. Người ta lảng vảng quanh những con đường hoang tàn đi qua một số khu vực sôi động và giàu có nhất ở Beirut, sững sờ trước quy mô thiệt hại. Các tình nguyện viên quét dọn mảnh vỡ trong khi cư dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng cố tìm lại tài sản.

    Cửa sổ bị thổi vào trong, cửa chính bị giật ra ngoài khắp một vùng rộng lớn ở khu vực phía đông thành phố, nơi phần lớn cư dân là tín đồ Cơ Đốc giáo. Nhiều tòa nhà không còn có thể ở được, xuất hiện vết nứt hoặc cong vênh không thể sửa chữa. Chúng bao gồm một số khu chung cư cao tầng mới lạ nhất ở Beirut, và những ngôi nhà cổ có dáng vẻ kỳ lạ nổi tiếng ở khu vực này.

    Thống đốc của Beirut, Marwan Aboud, cho biết hơn 300.000 người ở thành phố 2,2 triệu dân này đã bị mất nhà cửa. Chính phủ Lebanon cho biết một số lãnh đạo cảng Beirut đã bị quản thúc tại gia trong lúc cuộc điều tra về vụ nổ bắt đầu.

    Thiệt hại khiến người ta choáng váng. Hội Chữ thập Đỏ Lebanon cho biết bất kỳ thi thể nào khác được tìm thấy trong đống đổ nát phải được đưa trực tiếp đến nhà xác Beirut, vì các bệnh viện không còn đủ sức tiếp nhận.
     

Chia sẻ trang này