Không dễ bán dự án thua lỗ

Thảo luận trong 'Cho thuê nhà' bắt đầu bởi cunhibom, 15/10/17.

  1. cunhibom

    cunhibom

    D.C Flat
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Không dễ bán dự án thua lỗ Trao đổi với ĐTTC về thuê căn hộ gần sân bay phương án xử lý 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương, PGS.TS TRẦN KIM CHUNG (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng cần phân loại, đánh giá tác động kinh tế - xã hội, môi trường một cách khoa học, khách quan. Đặc biệt, không thể dựa vào cơ chế thị trường để định đoạt các dự án, bởi chẳng có gì đảm bảo thị trường sẽ hoạt động như mong muốn trong việc xử lý doanh nghiệp (DN), dự án thua lỗ. Không dễ bán dự án thua lỗ PGS.TS Trần Kim Chung Thưa ông, trong việc xử lý 12 dự án, nhà máy thua lỗ có nên bán đổ đồng để thu hồi vốn được chừng nào hay chừng đó? - Không thể một sớm, một chiều làm được ngay. Đã từng có ý kiến cho rằng hãy để thị trường quyết định. Điều này đúng về mặt nguyên tắc, nhưng phải hiểu sẽ áp dụng theo cơ chế thị trường hoàn thiện hay thị trường thiên lệch? Mặt khác, muốn bán chắc gì đã được, bởi đi kèm là lao động, công nợ. Đặc biệt, vấn đề đất đai có là tài sản của DN hay không cho đến thời điểm này vẫn chưa được làm rõ. Nhiều DN đầu tư vào những dự án không những lỗ nặng mà còn nợ như chúa chổm, nhưng riêng phần đất của dự án cũng đủ trả hết các món nợ. Vì thế nếu xử lý nợ của 12 dự án này không đi kèm theo đất, DN chẳng còn gì ngoài nhà xưởng mục nát và một đống nợ. Trong khi đó, đối tác muốn mua lại món nợ chủ yếu nhắm đến đất của dự án đó. Còn nhìn vào nhà xưởng cũ nát, số lượng cán bộ công nhân viên lớn, tiền lương, bảo hiểm, trả lãi ngân hàng sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư xuống tiền. Bản chất đằng sau xử lý các món nợ của DN là bán cho ai? Bán cái gì? Xử lý hệ quả như thế nào? Chúng ta đang có một loạt giải pháp như giao, bán, khoán, cho thuê, nhưng không xử lý được 3 vấn đề: lao động, nghĩa vụ trả nợ và đất đai. Nếu tách đất đai ra khỏi tài sản chẳng còn ý nghĩa, còn để vào lại là vấn đề lớn. Điển hình là căn hộ dịch vụ gần sân bay việc xử lý khách sạn Phú Gia và Tràng Tiền. Việc tiến hành cổ phần hóa đã được thực hiện, một số nhà đầu tư đã thu gom cổ phần. Tuy nhiên, vấn đề lao động và đất đai đã không được xử lý rốt ráo và hiện nay khách sạn Tràng Tiền vẫn chưa có lời giải cuối cùng. Theo ông, để tháo gỡ cho 12 dự án này, cần xử lý theo hướng nào? [​IMG] - Có 3 hướng xử lý. Thứ nhất, hình thành các tổ chức hoặc các đơn vị xử lý DN thua lỗ. Thứ hai, phải lên phương án xử lý cho từng DN. Thứ ba, phải đặt người lao động, tài sản quốc gia vào vị trí trung tâm trong định hướng giải pháp. Đi kèm theo đó là 3 giải pháp cơ bản. Thứ nhất là tiến hành cổ phần hóa, nhưng chỉ thực hiện đối với những dự án còn có thể cứu vãn. Giải pháp này vừa hướng tới sự ổn định vừa hướng tới bảo toàn vốn, nên đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả các bên và phải có đội ngũ lãnh đạo đủ tầm trong bối cảnh khó khăn. Thứ hai, giao, bán, khoán, cho thuê. Đây là giải pháp khả dĩ nhất. Tuy nhiên, khó khăn nhất là nợ tồn đọng sẽ được xử lý thế nào, người lao động sẽ được duy trì làm việc hay không và đất đai được xử lý như gói kèm theo hay là chỉ phần tài sản. Thứ ba, hợp nhất, giải thể, phá sản. Đây là giải pháp cứu cánh trong trường hợp có DN đứng ra đảm nhận. Tuy nhiên, hầu hết 12 dự án này đều lớn, khó có DN nào đảm nhận được. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh, nhưng trong bối cảnh ngân hàng cũng đang cải tổ lớn, tái cơ cấu toàn diện vấn đề này cũng không đơn giản. Vậy kinh nghiệm trong xử lý các DN, dự án lớn thua lỗ trên thế giới mà ông tham khảo như thế nào? - DN thua lỗ, dự án thua lỗ là chuyện xảy ra thường xuyên ở những nền kinh tế lớn trên thế giới. Có thể kể ra một số vụ điển hình ở Hoa Kỳ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2010, Ngân hàng Lehman Brothers đã phá sản với khoản nợ 613 tỷ USD, làm cho 25.000 nhân viên lâm vào cảnh thất nghiệp. Yahoo, một thương hiệu lớn đã phải bán cho Verizon toàn bộ tài sản internet với giá 4,8 tỷ USD. WorldCom là công ty điện thoại viễn thông đường dài, trị giá 103,9 tỷ USD, nộp đơn phá sản vào ngày 21-7-2002, đến năm 2003 WorldCom đổi tên thành MCI và hoàn tất thủ tục phá sản 1 năm sau đó… Về nguyên tắc, thua lỗ, thiệt hại xảy ra trong một hoạt động kinh doanh của lĩnh vực nào phải được bù đắp trong chính lĩnh vực đó. Các DN nước ngoài khi gặp khó khăn, thường không có cơ hội để tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ từ nhà nước. Trừ một số trường hợp DN công ích quan trọng hoặc DN cực lớn. Nếu xử lý có thể ảnh hưởng đến toàn cục nhà nước mới có những động thái hỗ trợ. Nhưng rất hãn hữu các trường hợp nhà nước đứng ra cứu DN. Chẳng hạn trong những năm trước đây, Chính phủ Hoa Kỳ đã bơm tiền cho General Motors và chuyển 50 tỷ USD tiền nợ thành 60% cổ phần tại hãng xe mới hình thành sau phá sản. Hay năm 2008, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) cho phép JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns với lý do đảm bảo an toàn hệ thống tài chính thế giới. Sa thải người lao động cũng là giải pháp được xem xét đến khi các DN gặp khó khăn, phải tiết giảm các khoản chi tiêu và thu hẹp quy mô sản xuất. Các hãng lớn như Nokia, Yahoo, Toshiba, khi lâm vào trạng thái khó khăn đều phải cắt giảm căn hộ dịch vụ gần sân bay lao động.
     

Chia sẻ trang này