Kiến trúc xanh đòi hỏi kiến trúc phải giảm áp lực lên môi trường

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi belopmam, 4/5/19.

  1. belopmam

    belopmam

    D.C Flat
    Bài viết:
    3,530
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Kiến trúc xanh đòi hỏi kiến trúc phải giảm áp lực lên môi trường Hay nói một cách khác là kiến trúc phải thân thiện với môi trường tự nhiên, không làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của môi trường sống trên trái đất. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, đã nảy sinh các khuynh hướng kiến trúc mới nhằm đưa con người trở lại với dự án para grus cam ranh thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường thiên nhiên và con người. [​IMG] Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng nhiệt độ trái đất gia tăng, mực nước biển trung bình tiếp tục dâng cao, các thiên tai bão lụt thất thường xảy ra thường xuyên là mối nguy cơ hiện hữu đang đe doạ môi trường sống của con người trên trái đất. Trong khi đó sự phát triển của kiến trúc chỉ biết nhằm khai thác thiên nhiên và môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững. Trong ngôi nhà ở truyền thống, vật liệu xây dựng đá, gạch, gỗ, tre, lá được khai thác tại chỗ là Từ đó đã nảy sinh các khuynh hướng kiến trúc mới nhằm đưa con người trở lại với thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường thiên nhiên và con người. Đã xuất hiện các trường phái kiến trúc với tên gọi: kiến trúc hiệu quả năng lượng, kiến trúc môi trường, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc sinh khí hậu, kiến trúc bền vững. Trong đó, kiến trúc bền vững bao hàm toàn bộ các nội dung, các xu hướng kiến trúc nêu trên và kiến trúc sinh khí hậu là cốt lõi, nơi hội tụ tất cả các nội dung, bởi vì kiến trúc sinh khí hậu được giải quyết tốt thì công trình thân thiện với tự nhiên, giảm bớt năng lượng tiêu thụ hoá thạch, bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái khu vực, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên do đó bảo đảm sự phát triển bền vững. Riêng kiến trúc xanh (green building, green architecture) đòi hỏi các giải pháp đề xuất trên bốn lĩnh vực: giảm năng lượng sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm bên ngoài và làm tổn hại môi trường, giảm năng lượng và tiêu hao tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm bên trong và tổn hại sức khoẻ con người. Như vậy, kiến trúc xanh đòi hỏi kiến trúc phải giảm áp lực lên môi trường, giảm và xử lý chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Hay nói một cách khác là kiến trúc phải thân thiện với môi trường tự nhiên, không làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của môi trường sống trên trái đất. Với cách hiểu như vậy thì kiến trúc xanh có phải thật sự ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ 20 hay không? Nếu chúng ta xem xét kỹ những kinh nghiệm mà cha ông đã tích luỹ được trong nền kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống thì chúng ta sẽ thấy được các tiêu chí trên của kiến trúc xanh đã được hình thành từ lâu lắm rồi. Ngôi nhà luôn bảo đảm sự thông thoáng tự nhiên, không gian sử dụng được bố trí linh hoạt, tổ chức sân vườn trong khuôn viên có sự kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một môi trường cân bằng sinh thái. Đúng vậy, trong bố cục khuôn viên nhà ở dân gian truyền thống thường gồm có những ngôi nhà nhỏ giản dị được tổ chức theo lối bố cục phân tán vây quanh cái sân làm trung tâm. Cách sắp xếp ngôi nhà chính cùng các công trình phụ như chuồng trại chăn nuôi, công trình sản xuất, tổ chức sân vườn trong mỗi khuôn viên có sự kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một bố cục tương đối hoàn chỉnh và cân bằng. Tất cả nhằm khai thác cao nhất các nguồn lợi môi trường dành cho sinh hoạt, sản xuất và cải tạo vi khí hậu. Cái sân đóng vai trò như một không gian mở đa chức năng, là nơi có thể tổ chức sinh hoạt của gia đình, là nơi sản xuất, phơi phóng đồng thời cũng là nơi tạo ra được những luồng gió đối lưu thông thoáng cho ngôi nhà vào lúc khí trời oi ả của mùa hè góp phần nâng cao tiện nghi sống cho gia chủ. Các giải pháp tổ chức sân vườn trong khuôn viên như “ao trước – vườn sau, chuối sau – cau trước” không những có giá trị về tổ chức cảnh quan mà còn thể hiện được tính khoa học trong việc chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi khí hậu, góp phần tiết kiệm sử dụng năng lượng. Đối với nhà vườn xứ Huế, cái vườn ngoài tác dụng góp phần làm cân bằng môi trường sinh thái, chúng còn được sử dụng như một không gian giải trí, ngắm cảnh chơi hoa, nơi đây tính chất văn hoá còn vượt trội hơn tính kinh tế. Cái sân trời, một không gian mở đa chức năng, nơi có thể tổ chức sinh hoạt gia đình, gặp gỡ bạn bè hay thư giãn... Do xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên trong không gian kiến trúc dân gian yếu tố nước đã đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong khuôn viên ngoài mảnh vườn, cây xanh thì cái ao đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong bố cục khuôn viên truyền thống của người nông dân làng quê. Cái ao được xem như một nhân tố tạo nên môi trường sống đặc trưng cho hệ sinh thái nhà ở thôn xóm. Ao giúp cho người nông dân cải tạo được địa hình khu đất, là nguồn dự trữ nước để tưới cây trong vườn, là nơi nuôi cá, thả bèo nuôi lợn (heo). Chất thải động vật được ủ để bón cho cây trồng, khí của chúng dùng để đun nấu, và cây trồng dùng để xây nhà cửa. Một vòng sinh thái khép kín: vườn–ao–chuồng(VAC) đã thể hiện sự cân bằng đáng ngạc nhiên trong không gian gia đình. Ở đây khía cạnh truyền thống và chất khoa học đã hoà quyện vào nhau. Tổ hợp ngôi nhà, mặt ao, sân vườn, chuồng trại thể hiện một cấu trúc khá bền vững trong không gian ở của môi trường nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của kiến trúc ngôi nhà là tính linh hoạt trong sử dụng không gian bằng những vách ngăn nhẹ, và luôn luôn bảo đảm sự thông thoáng tự nhiên. Cùng với cái hiên – một loại không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà đã góp phần không nhỏ trong việc thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Dưới mái hiên các chủ nhân còn sử dụng những hình thức che chắn như mành sáo hay phên dại để ngăn bức xạ vào mùa hè, chắn gió lạnh vào mùa đông và lúc cần thiết lại chống lên để đón gió mát, một hình thức thích nghi với khí hậu mà không cần đến việc sử dụng năng lượng. Công trình nằm ẩn mình dưới vườn cây xanh nhiệt đới, cùng với mái hiên nhằm chống bức xạ mặt trời, tất cả tạo nên một không khí mát mẻ dễ chịu vào mùa hè oi bức. Trong cấu trúc của vỏ bao che ngôi nhà, tường, mái thật sự là những bộ lọc khí hậu. Vật liệu xây dựng cho chúng được khai thác tại chỗ như đá, gạch, ngói, gỗ, tre, lá. Đấy là những thứ vật liệu thân thiện với môi trường – vật liệu xanh, không gây ô nhiễm mà lại có thể tái sử dụng khi cần thiết. Vậy là không gian nhà ở dân gian truyền thống từ lâu đã hình thành một sự gắn bó chặt chẽ giữa kiến trúc, con người và thiên nhiên. Ba yếu tố ấy đã hoà quyện với nhau không những tạo nên một không gian thẩm mỹ thuần khiết mà còn là một hệ cân bằng sinh thái. Những thành tựu mà cha ông ta đã tích luỹ được trong nhà ở dân gian truyền thống đã hình thành nên một thứ kiến trúc mà bản chất của nó ngày nay có tên gọi kiến trúc xanh, một thể loại kiến trúc nếu giải quyết tốt thì sẽ bảo đảm được sự thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm bởi chất thải, sử dụng vật liệu tái chế nhằm tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên hướng tới sự phát triển bền vững.
     

Chia sẻ trang này