Luật sư Hà Đăng của Đoàn Luật sư Hà Nội tham gia bào chữa cho vụ án oan Bình Dương.

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi JamesJayeGan, 22/2/17.

  1. JamesJayeGan

    JamesJayeGan

    D.C Flat
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Văn phòng Luật sư Hà Đăng thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - tổ chức nhận tham gia tố tụng bào chữa cho bị can Nguyễn Thị Minh Trang, gửi Thủ tướng Chính phủ khi thấy rằng vụ án có dấu hiệu oan sai chưa được xem xét giải quyết, thì chính hai cơ quan tố tụng (Cơ quan Cảnh sát điều tra và VKSND tỉnh Bình Dương) lại đồng tổ chức cuộc họp để Công ty USPC tiến hành “hòa giải” với công ty đang tố cáo dẫn đến việc bà Minh Trang bị khởi tố, bắt giam. Điều đó cũng có nghĩa đây là vụ tranh chấp thương mại đã bị hình sự hóa, như quan điểm của Công ty USPC nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan Trung ương và báo chí để cầu cứu.

    Cty cổ phần Chế biến và Đóng gói thủy sản (USPC) do bà Nguyễn Thị Minh Trang làm Phó Giám đốc có quan hệ thương mại lâu năm với Cty Tuna Fish Bình Định. Tháng 7/2012, hai doanh nghiệp đã ký hợp đồng gia công chế biến hàng đông lạnh. Theo đó, Cty USPC thực hiện gia công 20 tấn cá ngừ nguyên con thành sản phẩm cá ngừ xông CO đông lạnh để xuất khẩu.

    [​IMG]

    Trong khi khúc mắc về việc gia công, xuất khẩu một lô hàng dẫn đến tranh chấp về kinh doanh thương mại chưa được tòa án giải quyết thì bà Trang bị bắt giam với cáo buộc phạm tội “trốn thuế” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”…

    Sau khi thực hiện xong việc gia công lô hàng trên, Cty Tuna Fish Bình Định đã nhận một phần hàng. Số còn lại là hơn 11 nghìn kg, Cty Tuna Fish Bình Định ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu cho Cty USPC. Theo hợp đồng ủy thác xuất khẩu ngày 25/9/2012, Cty Tuna Fish Bình Định ủy thác cho Cty USPC xuất khẩu lô hàng này cho khách hàng nước ngoài. Cty Tuna Fish Bình Định vẫn là chủ sở hữu lô hàng cho đến khi nó được giao cho khách hàng mua.

    Trước đó, Cty USPC đã tìm được đối tác mua hàng là Cty LT Fish Market (Hoa Kỳ) và đã làm thủ tục mở tờ khai xuất khẩu hàng hóa tại Chi cục hải quan KCN Sóng Thần để xuất khẩu hàng cho Cty LT Fish Market. Sau khi ký hợp đồng ủy thác, đầu tháng 10/2012, Cty USPC đã chính thức xuất khẩu lô hàng này.Khi lô hàng đã rời cảng Việt Nam thì Cty Tuna Fish Bình Định thay đổi yêu cầu thanh toán và đòi Cty USPC và bên mua phải thanh toán tiền của lô hàng xuất khẩu trong thời hạn 7 ngày kể từ khi xuất hàng. Do yêu cầu trên của Cty Tuna Fish Bình Định không được Cty USPC chấp nhận nên hai bên đã xảy ra tranh chấp và Cty Tuna Fish Bình Định đòi lại hàng.

    Ý kiến nhiều luật sư cho rằng đối với lô hàng đã triệu hồi về, Cty USPC nhiều lần yêu cầu Cty Tuna Fish Bình Định đến nhận lại hàng Cty này không chịu đến nhận. Như vậy, hàng hóa vẫn còn đó, Cty USPC không “chiếm đoạt” tài sản của Cty Tuna Fish Bình Định mà chỉ là vấn đề tranh chấp thương mại thuần túy và thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án.

    Từ những căn cứ thực tế đó, các luật sư cho rằng việc khởi tố hình sự đối với vụ bà Trang là không đúng pháp luật mà cần phải chuyển đến tòa án để giải quyết về tranh chấp kinh tế.Mặc dù Cty USPC đã có văn bản giải thích rằng, việc đòi lại hàng sẽ làm thiệt hại về tài chính và uy tín với đối tác nước ngoài nhưng Tuna Fish Bình Định kiên quyết đòi lại hàng.

    Thậm chí, theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, mẹ đẻ của bà Minh Trang thì tháng 10/2012, khi lô hàng mới được xuất khẩu thì ông Đỗ Tấn Vinh, Giám đốc Cty Tuna Fish Bình Định và vợ là Trịnh Thị Ngọc Sâm còn tố cáo bà Trang “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đến Công an tỉnh Bình Dương khiến cho Cty USCP không còn cách nào khác là phải triệu hồi lô hàng đã xuất khẩu và đành xin lỗi khách hàng về sự cố này.

    Trich từ Báo Công Lý.

    Luật sư Hà Đăng 0903437262
    Email: luathadang@gmail.com
     

Chia sẻ trang này