Mối nguy hại của việc tự cai nghiện tại nhà

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi ngathien, 19/1/19.

  1. ngathien

    ngathien

    D.C Flat
    Bài viết:
    4,298
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mối nguy hại của việc tự cai nghiện tại nhà Đầu tháng tư, một người đàn ông 33 tuổi tại chợ Nhật Tảo (quận 10, TP HCM) đã cầm dao báo giá cân kỹ thuật đâm chết mẹ, chém anh trai bị thương vì lên cơn nghiện ma túy. Trước đó khoảng 2 năm, khi phát hiện con trai út bị nghiện, khuyên con đi cai không được, gia đình vì thương con, thiếu hiểu biết đã tự lên kế hoạch cách ly, cai nghiện cho con tại nhà. Bà Nguyễn Thị Quang Nguyệt, trợ lý chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho biết, mục đích cai nghiện là giúp người nghiện giảm tần suất sử dụng và tiến tới dừng sử dụng ma túy. Điều này giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong người nghiện chích ma túy, giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, lấy lại lòng tin từ gia đình, người thân và những người xung quanh, tìm được việc làm và có cuộc sống lành mạnh cho bản thân... [​IMG] Theo bà Nguyệt, việc cai nghiện không nên thực hiện tại nhà vì người nghiện thường dễ có những hành vi hung hăng bộc phát khi lên cơn thiếu thuốc. "Việc cai nghiện không chỉ đơn thuần là cắt cơn mà còn phải phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp và đòi hỏi phải có một liệu pháp tổng hợp, xuyên suốt, khép kín, kịp thời", bà Nguyệt phân tích. Không ít phụ huynh thường tìm mua thuốc giúp con em cai nghiện ma túy tại nhà. Trên thực tế, điều trị ma túy không chỉ đơn giản là việc cắt cơn, giải độc một vài lần mà là cả quá trình lâu dài, liên tục. Ở các trung tâm cai nghiện thường có sự phối hợp của nhiều nhân viên, linh hoạt nhiều liệu pháp chữa trị, thậm chí là cả công cụ khống chế để ứng phó khi người nghiện lên cơn kích động. Vì vậy nếu tự động cai nghiện ở nhà sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro không lường trước được. Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, những tác động của ma túy lên não bộ gây ra tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn, khiến người nghiện ma túy dễ bị rối loạn tâm thần trầm trọng, dẫn đến những hành vi nguy hiểm khó kiểm soát. Phác đồ điều trị nghiện thường được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện, dưới sự theo dõi, đánh giá của các thành viên có chuyên môn trong nhóm điều trị. Ngoài việc điều trị cắt cơn phải kết hợp sử dụng thuốc với biện pháp tâm lý, phục hồi chức năng, giáo dục tư duy, sinh hoạt trị liệu... Ngoài việc cai nghiện thì việc giúp bệnh nhân cải thiện nhận thức, tự xây dựng những biện pháp phòng chống sa ngã, tránh tái nghiện cũng không phải là điều đơn giản. Bà Nguyệt khuyến cáo, trong gia đình khi phát hiện có người nghiện, thông thường những người còn lại sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn, có thể cảm thấy bị đuối, giận dữ, lo lắng, mất lòng tin. Trong lúc này mọi người nên bình tĩnh, đừng xa lánh mà hãy thân thiện và giúp đỡ người thân của mình thay đổi về nhận thức, hành vi và lối sống mới không ma túy. Cần chia sẻ với người nghiện những vấn đề gặp phải nhưng đừng quá áp lực và kỳ vọng quá nhiều vào họ, vì nghiện là một bệnh mạn tính của não bộ, muốn từ bỏ cần phải có thời gian. Để cai nghiện hiệu quả thì người nghiện và gia đình cần được tư vấn các phương pháp điều trị để tránh những việc ngoài ý muốn. "Điều quan trọng nhất là phải thuyết phục người nghiện hiểu và hợp tác vì có một số gia đình cố ép người thân vào trung tâm cai nghiện thì việc cai nghiện thường khó đạt được hiệu quả. Còn nếu đã làm mọi cách giải thích nhưng vẫn không thuyết phục được thì người nhà nên cùng đưa người nghiện đến các trung tâm cai để được có biện pháp tham vấn, điều trị kịp thời", bà Nguyệt lưu ý thêm.
     

Chia sẻ trang này