Một trong những khu chung cư có giá khá thấp đang thu hút khách

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi toilaaithe, 4/2/23.

  1. toilaaithe

    toilaaithe

    D.C Flat
    Bài viết:
    2,358
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một trong những khu chung cư có giá khá thấp đang thu hút khách Thực hiện chương trình "kích cầu" của Chính phủ, đây là thời điểm thích hợp nhất để Nhà nước đẩy mạnh "nguồn cung" nhà giá rẻ cho đối tượng có thu nhập bình thường trong xã hội. Mặt khác, đó cũng chính là yếu tố thúc đẩy thị trường nhà đất vốn đang trầm lắng trong thời gian qua. Tuy nhiên dự án Đức Giang Bảo Lộcđể có "nguồn cung" phù hợp với nhu cầu của thị trường, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của DN và người dân thì hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Và điều đó được thể hiện qua những ý kiến xác đáng nêu ra tại Hội thảo "Chương trình nhà ở và các giải pháp thực thi hiệu quả" do Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 28-2. [​IMG] "Đốm sáng" của thị trường Thời kỳ ảm đạm của thị trường bất động sản (BĐS) có vẻ đã đi qua khi hàng loạt chủ đầu tư chấp nhận giảm giá sản phẩm cùng với hỗ trợ lãi vay ngân hàng giảm, giúp người có nhu cầu mua nhà quay trở lại thị trường. Mở đầu là Hoàng Anh Gia Lai chấp nhận giảm giá từ 600 USD đến 1.000 USD/m2 hai dự án nhà ở cao cấp ở TP Hồ Chí Minh: khu căn hộ Hoàng Anh River View được bán 1.350 USD/m2 trong khi trước đây giá là 2.300 USD; dự án Phú Hoàng Anh được hạ từ 1.800 USD/m2 xuống còn 1.250 USD. Sau Hoàng Anh Gia Lai, hàng loạt các chủ đầu tư khác cũng vào cuộc hạ giá. Dự án SunView Apartment của Công ty Đất Xanh từ 1.300 USD/m2 hạ xuống còn 764 USD. Công ty Nova Land giảm trung bình 200 - 300 USD/m2 căn hộ của dự án Sunrise, Công ty Sacomreal giảm 10% với căn hộ dự án Phú Lợi 1… Bên cạnh giảm giá, khách hàng mua giá cao trước kia cũng được một số chủ đầu tư điều chỉnh lại theo giá mới, đồng thời hỗ trợ lãi suất ngân hàng… Tuy nhiên, dù giá nhà đã giảm và đã có nhiều người có nhu cầu thật mua nhà để ở, nhưng phần lớn căn hộ trong các dự án này đều không dưới 1 tỷ đồng và đây là mức giá mà người thu nhập thấp (TNT) không thể với tới, trong khi nhu cầu này rất nhiều. Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống kê, hiện cả nước có gần 2 triệu cán bộ công chức, trong đó khoảng 2/3 có nhà riêng, số còn lại 1/3 đang phải ở nhà người thân hoặc nhà thuê. Tại các khu công nghiệp, khoảng 1 triệu lao động đang làm việc trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tiếp, trong đó 70% lao động là người ngoại tỉnh nhập cư có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở, nhưng chỉ khoảng 5-7% là được sống trong các khu nhà được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc do DN xây dựng, còn lại 90% phải thuê nhà trọ ở bên ngoài với những điều kiện về vệ sinh môi trường, sinh hoạt không bảo đảm. Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS ước tính, cả nước đang có gần 600 trường đại học và cao đẳng. Đến 2015, tổng số sinh viên học tại các trường sẽ gần 3 triệu, nếu mục tiêu giải quyết 20% chỗ ở cho sinh viên chính quy dài hạn với bình quân 3m2/người thì tổng số vốn đầu tư cũng lên đến 21.000 tỷ đồng. Trong khi đó, từ năm 2000-2008 diện tích nhà ở cả nước đã tăng 300 triệu mét vuông, riêng năm 2008 tăng 50 triệu mét vuông nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm nhà ở cao cấp. Ông Nam cho rằng, với nhu cầu lớn như vậy, nhà ở giá thấp sẽ là phân khúc có nhiều lợi thế nhất và những "đốm sáng"này sẽ giúp thị trường sôi động trở lại. Nhà nước nên "làm mẫu" Ông Nam cho rằng, trong khi chứng khoán đang lao dốc, vàng và đô la biến động thì DN nên hướng đầu tư vào nhà ở giá thấp. Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích DN thực hiện. Tuy nhiên, ông Nam cũng thừa nhận, chính sách khuyến khích xây dựng nhà ở xã hội đã được ban hành mấy năm nay nhưng chưa có dự án nào thực hiện được, bởi còn nhiều khập khiễng trong cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và cái DN cần. Đất và vốn là hai vướng mắc lớn nhất mà DN cần được hỗ trợ từ Nhà nước. Ông Mai Đức Chính đưa ra giải pháp: Nhà nước phải có quỹ đất được hình thành từ đất công chuyển giao cho DN hoặc hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng để DN xây nhà ở cho công nhân. Nguồn đất này không cần cấp cho DN mà cho thuê với mức ưu đãi, thời gian kéo dài từ 20 năm trở lên, quy định rõ khi DN phá sản thì thu hồi lại đất. Đối với các hộ dân cho thuê nhà trọ thì cần giảm hoặc miễn thuế môn bài, chuyển quyền sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng nhà ở hoặc cho vay với mức lãi suất thấp để các chủ hộ này đầu tư nhà ở đạt chuẩn cho công nhân. Theo ông Chính, việc đầu tư xây dựng nhà ở cần xác định thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm để các địa phương thực hiện. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh kiến nghị Nhà nước nên bỏ quy định diện tích căn hộ nhà ở xã hội phải từ 30-60m2, mà để cho DN tự thiết kế căn hộ theo nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, những căn hộ 20m2 cho một người ở đang có nhu cầu rất nhiều. Tuy nhiên theo ông Nam, việc cho phép xây những ngôi nhà nhỏ cũng phải cân nhắc kỹ vì lo ngại hình thành những ngôi nhà ổ chuột trên cao. Ông Nam cho biết, Bộ đang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hạ tầng, không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, nâng các chỉ tiêu về xây dựng, rút ngắn thủ tục hành chính xuống còn ba bước… Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành thì cho rằng, hỗ trợ của Nhà nước về tiền thuế sẽ không là "cú hích" với DN bằng việc cải cách các thủ tục rườm rà trong xây dựng. Ông Đực dẫn chứng 2 dự án của Đất Lành, đó là khu dân cư Thành Thủy (Q.8), nộp đơn từ ngày 6-9-2005 đến ngày 23-12-2008 mới được phê duyệt. Tương tự, dự án khu dân cư phường Đông Hưng Thuận (Q.12) nộp đơn từ ngày 6-10-2006 đến nay vẫn chưa phê duyệt xong dù công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục. Chính những thủ tục rườm rà đã làm nhà đầu tư bị thiệt hại rất lớn khi quy ra bằng tiền và số tiền đó sẽ tính vào giá nhà bán ra, làm giá thành tăng lên. Theo ông Tống Văn Nga, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS VN, để những khu nhà ở xã hội được hình thành, Nhà nước phải có bước đột phá, đầu tư trực tiếp bằng cách chọn đất, giao cho các đơn vị xây dựng, quản lý, từ đó rút ra những điểm cần khắc phục để hỗ trợ DN làm tiếp.
     

Chia sẻ trang này