NHNN ban hành Thông tư 17/2012/TT-NHNN giảm lãi xuất liệu đã phù hợp?

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi toilatoi, 8/10/18.

  1. toilatoi

    toilatoi

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,157
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    NHNN ban hành Thông tư 17/2012/TT-NHNN giảm lãi xuất liệu đã phù hợp? Với lạm phát tháng 5 chỉ tăng ở mức thấp, một lần nữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại giảm các lãi suất chính sách xuống thêm 1%. căn hộ water bay Đây là một chính sách tiền tệ nới lỏng để giảm lãi suất thị trường nhằm vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới góc nhìn lý thuyết và thực tế CafeLand cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất trần là chưa đúng liều, còn giảm lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu chưa đủ lượng để vực dậy nền kinh tế. [​IMG] Chưa đúng liều? Ngày 25/05/2012, NHNN ban hành Thông tư 17/2012/TT-NHNN. Theo đó các lãi suất chính sách đều đồng loạt giảm thêm 1%. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng NHNN đã có hai lần giảm lãi suất chính sách. Hiện tại, lãi suất trần cho vay đối với 4 nhóm đối tượng được ưu tiên (theo Thông tư 15) giảm xuống chỉ còn 14%. Cơ sở của việc giảm lãi suất là do lạm phát đã liên tục tăng ở mức khá thấp trước đó và sự suy giảm rõ rệt của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với lãi suất kỳ vọng có thể ở mức thấp hơn nhiều so với mức trần hiện này. Tuy nhiên, lý do này liệu có đủ vững chắc và khoa học để nhằm mục đích giảm lãi suất cho thị trường và quan trọng hơn hiệu quả thực sự của nó đến đâu? Giảm lãi suất vốn là mong muốn “cháy bỏng” của doanh nghiệp vì vậy việc hạ trần lãi suất cho vay giảm xuống 14% đã được rất nhiều người chờ đợi. Tuy nhiên, quy luật kinh tế và diễn biến thực tế thường không phải bao giờ cũng như mong muốn. Việc giảm trần lãi suất một cách quá nhanh có thể “lợi bất cập hại”. Thực vậy, về mặt lý thuyết lãi suất cao hay thấp tuân theo quy luật cung cầu như một hàng hóa bình thường trên thị trường. Vào mỗi thời điểm lãi suất cho vay trên thị trường là điểm cân bằng giữa cung và cầu tiền trong nền kinh tế. Khi áp trần lãi suất thấp hơn mức cân bằng thì đường cung và cầu chưa kịp thay đổi lúc đó do cung tiền dành cho mức lãi suất thấp sẽ giảm. Do vậy, những người có sẵn sàng vay tiền ở mức cao hơn lãi suất trần sẽ không vay được. Trong trường hợp này kinh tế học gọi là tổn thất vô ích. Trên thực tế, những lần áp dụng trần lãi suất trước đó thị trường tài chính đều có rất nhiều xáo trộn. Tình trạng lách luật thường xuyên diễn ra. Như vậy, thực tế trần lãi suất đã hạn chế cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp và thu hẹp việc cấp tín dụng của ngân hàng. Trong một nền kinh tế thị trường thì việc kêu gọi ngân hàng “chia sẽ lợi nhuận, nhường cơm sẽ áo” là điều vô nghĩa, vì khi lãi suất cao thì chính ngân hàng cũng đối diện với rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn như, doanh nghiệp, người vay tiền không trả được nợ dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay NHNN đã 3 lần giảm lãi suất trần huy động và kể từ ngày 04/05 trần lãi suất cho vay được áp cao hơn 3% trần lãi suất huy động đối với 4 nhóm đối tượng ưu tiên. Như vậy, chưa đầy 1 tháng trần lãi suất cho vay đã giảm 2 lần. Quan sát thực tế cho thấy khác với lần trước áp trần lãi suất lần này thị trường ít có sự xáo trộn. Nguyên nhân không phải là do tính đúng đắn của chính sách mà là do thị trường lãi suất trong xu thế giảm và các ngân hàng có nhiều cửa để “lách” hơn. Từ những phân tích đó CafeLand cho rằng chính sách giảm trần lãi suất huy động và cho vay trong thời gian qua chưa đúng “liều”. Chưa đúng lượng? Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 4/2012, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm 0,66% so với cuối năm 2011. Như vậy, chỉ còn 8 tháng nữa “room” tăng trưởng tín dụng 15-17% cho năm 2011 vẫn còn nguyên. Điều này có nghĩa là NHNN có thể khá thoải mái trong việc cung ứng tiền ra nền kinh tế. Không những vậy, với việc suy giảm khá mạnh của nền kinh tế và lạm phát đã được chặn đứng thì việc cung ứng tiền càng trở nên có ý nghĩa. Trong chính sách tiền tệ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu là những công cụ quan trọng. Khi lãi suất tái chiết khấu hay tái cấp vốn giảm thì đồng thời làm giảm chi phí vốn cho ngân hàng, do đó làm giảm lãi suất thị trường. Một nghịch lý hiện nay là lãi suất tái chiết khấu chỉ cao hơn lãi suất trần huy động 1% và lại thấp hơn lãi suất tái cấp vốn 1%. Như vậy, nếu một ngân hàng có thể huy động vốn được trên thị trường thì chắc chắn họ sẽ không vay mượn từ ngân hàng nhà nước với lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Do đó, vai trò của lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn sẽ không lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao NHNN vẫn duy trì 2 lãi suất chính sách quan trọng này cao như vậy? Phải chăng NHNN đang cố tình áp lãi suất cao để “trừng phạt” những ngân hàng mất khả năng thanh khoản phải vay mượn từ NHNN? Chỉ có chính NHNN mới đưa ra được một câu trả lời chính xác. Hiện tại, rào cản tiếp cận vốn của doanh nghiệp không chỉ bởi lãi suất cao mà còn do tính rủi ro của thị trường khá lớn. Ngân hàng phải thận trọng với việc cho doanh nghiệp vay vốn vì sợ doanh nghiệp không trả được nợ. Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện vay nợ thì không dám vay vì kinh tế khó khăn. Do đó giải pháp vực dậy nền kinh tế chính là kích thích tiêu dùng. Khi tiêu dùng tăng sẽ kích thích doanh nghiệp sản xuất. Muốn kích thích tiêu dùng thì cần phải cung cấp tín dụng tiêu dùng với giá rẻ hoặc là sử dụng chính sách tài khóa là giảm thuế. Từ các phân tích đó, CafeLand cho rằng mức giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu hiện nay là chưa đủ. NHNN cần phải hạ hai loại lãi suất này về quanh mức từ 7-8%. Đã đến lúc NHNN cần cung cấp vốn giá rẻ cho ngân hàng thương mại để giảm lãi suất thị trường.
     

Chia sẻ trang này