Những dưỡng chất quan trọng có trong hạt chia

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi nadanvonga, 26/9/20.

  1. nadanvonga

    nadanvonga

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,106
    Đã được thích:
    0
    Những dưỡng chất quan trọng có trong hạt chia Hạt chia (chia seed) là một loại thực phẩm nhỏ bé nhưng đã được chứng minh là nguồn năng lượng dồi dào và có nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Hạt chia được Máy khuếch tán tinh dầu cho không gian lớn sử dụng khá phổ biến ở các nước phương Tây và du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây. Khi nghiên cứu về thành phần chất dinh dưỡng trong hạt chia, các nhà khoa học đã tìm được hàm lượng axit béo omega-3 khá cao, cùng với magie, kẽm, sắt, canxi, chất xơ...và rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể. Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe? Nhiều người nghĩ rằng hạt chia và hạt é là giống nhau, thế nhưng thực tế không phải như vậy. Hạt chia được trồng nhiều ở vùng Nam Mỹ, có hình dạng tương tự như hạt é, hạt mè nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng và những tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe thì tốt hơn rất nhiều. [​IMG] 1. Hạt chia giảm cân Hạt Chia chứa nhiều protein và chất xơ, cả hai đều đã được chứng minh là giúp giảm cân. Protein Hạt chia là thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chiếm khoảng 14% trọng lượng, cao hơn so với hầu hết các loại thực vật. Protein có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là chất dinh dưỡng ăn kiêng thân thiện với việc giảm cân nhất. Ăn nhiều protein làm giảm cảm giác thèm ăn, đã được chứng minh là làm giảm 60% suy nghĩ ám ảnh về thức ăn và 50% ham muốn ăn vặt vào ban đêm. Hạt Chia thực sự là một nguồn protein thực vật tuyệt vời - đặc biệt là đối với những người ăn kiêng hoặc không ăn các sản phẩm động vật. Chất xơ Do hàm lượng chất xơ hòa tan cao, hạt Chia có thể hấp thụ nước gấp 10–12 lần trọng lượng của nó, trở thành dạng gel và nở ra trong dạ dày. Điều này sẽ làm tăng cảm giác no, làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn và giúp mọi người tự động ăn ít calo hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, một chế độ ăn kiêng giảm cân không thể chỉ dựa vào môt thực phẩm đơn lẻ. Hạt chia hỗ trợ giảm cân. Nhưng nên kết hợp nó với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, để đạt được mục tiêu cân nặng của mình. 2. Cung cấp đủ khoáng chất cần thiết Hạt chia chứa nhiều nguyên tố vi lượng, các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng chất sắt cao gấp 3 lần rau bina và kali gấp 2 lần chuối. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong hạt chia sẽ được cơ thể hấp thụ dễ dàng và nhanh hơn sữa. Bên cạnh đó, lượng canxi và magie trong hạt chia rất cao nên rất tốt cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, vì những nguyên tố này sẽ giúp xương và răng thêm chắc khỏe. Thiếu canxi, xương sẽ xốp, các mô liên kết bị biến đổi khiến em bé bị còi xương. Ngoài ra, canxi còn giúp điều hòa quá trình đông máu và giảm kích thích thần kinh các cơ. Photpho trong hạt chia có tác dụng duy trì hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thúc đẩy tuần hoàn máu và nuôi dưỡng tế bào thần kinh máu. Ngoài ra, sắt có trong hạt chia sẽ giúp tạo máu và vận chuyển đến các tế bào khắp cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu hồng cầu, móng tay móng chân giòn, tóc dễ gãy rụng... 3. Giúp giải độc cơ thể Một tác dụng của hạt chia là giúp loại bỏ chất độc trong cơ thể một cách tự nhiên. Đồng thời, hợp chất chống viêm có trong hạt chia giúp ngăn ngừa và hồi phục tế bào bị tổn thương, từ đó giúp sức khỏe tổng thể được cải thiện đáng kể. Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tuy nhiên, có một số trường hợp phản ứng viêm xảy ra ngay cả khi không có tác nhân gây hại nào cả, gọi là viêm mãn tính. Viêm mãn tính thường không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào, chỉ có thể được đánh giá bằng các xét nghiệm sinh hóa máu. 4. Hạt chia chứa chất chống oxy hóa Hạt chia có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ chất béo trong hạt không bị ôi thiu. Ngoài ra, chất chống oxy hóa giúp chống lại gốc tự do, góp phần ngăn ngừa lão hóa và các bệnh mãn tính, trong đó có ung thư. 5. Tốt cho hệ tiêu hóa Hạt chia chứa nhiều chất xơ nên hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao giúp kích thích sản sinh và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn có lợi, giúp cơ thể hấp thu và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón, ung thư đại tràng,... Với 40% trọng lượng là chất xơ, hạt chia là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trên thế giới. 6. Giảm nguy cơ bị tiểu đường Hạt chia có thể cải thiện độ nhạy insulin. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và ổn định đường huyết sau ăn cho bệnh nhân tiểu đường. 28 gam hạt chia có 12 gam carbs toàn phần. Tuy nhiên, 11 gam trong số đó là chất xơ, 1 gam là carbs tiêu hóa được (tinh bột và đường). Mặc dù cùng là carbohydrate, nhưng tác dụng của hai chất này đối với sức khỏe khác hẳn nhau. Chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu như carbs tiêu hóa được. 7. Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm túi thừa Dùng hạt chia thường xuyên có thể giúp làm giảm những cơn đau quặn của tình trạng viêm túi thừa gây ra, do ruột già được hấp thu nhiều nước nên quá trình đi ngoài trở nên dễ dàng hơn. 8. Giúp xương chắc khỏe Hạt chia có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương bao gồm canxi, phốt pho, magiê. Trong đó, hàm lượng canxi đặc biệt ấn tượng - 18% RDI trong 28 gam, cao hơn hầu hết các sản phẩm sữa. Do đó, hạt chia được coi là một nguồn canxi tuyệt vời cho những người không thể uống sữa động vật do không dung nạp lactose. Tuy nhiên, hạt chia cũng chứa axit phytic, làm giảm hấp thu canxi ở một mức độ nào đó. 9. Giảm lượng cholesterol xấu Hạt chia có chứa một lượng lớn chất xơ và omega-3 giúp tăng cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bởi vậy, nó được xem như là một phương thuốc tự nhiên hữu hiệu dành cho những người đang gặp tình trạng cholesterol trong máu tăng cao. 10. Tốt cho tim mạch Hạt chia có nhiều chất xơ, protein và omega-3, giúp làm giảm nguy cơ huyết khối và chứng rối loạn nhịp tim, một triệu chứng có thể gây ra đau tim, suy tim và đột quỵ. Ngoài ra, nó còn cải thiện tình trạng tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ khác của các bệnh lý tim mạch.
     

Chia sẻ trang này