Phú Quốc, vẻ đẹp chưa bao giờ kể!

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi toilatoi, 20/9/18.

  1. toilatoi

    toilatoi

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,157
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Câu chuyện kể Về Biển Phú Quốc Đến Phú Quốc, người ta thường kể về vẻ đẹp của bãi Sao cát trắng thế nào, hoàng hôn Dinh Cậu lãng mạn ra sao… đất nền avani phan thiết novaland nhưng chắc chắn rằng sau khi đọc những câu chuyện dưới đây sẽ khiến bạn thấy tò mò hơn khi khám phá đảo ngọc. [​IMG] 1. Phú Quốc được khai phá từ khi nào? Chỉ những người sống lâu năm ở Phú Quốc mới biết rằng ở chân núi Bãi Xếp nằm về phía Nam đảo có một hang động thờ Phật trên vách đá vẫn còn in rõ dấu khắc bản minh văn chữ Hán, do một nhà sư đến tu hành và dựng lên cách đây hơn 1.500 năm. Những người già trong vùng cũng kể rằng, đã có một thời Phú Quốc là thương cảng sầm uất, là điểm dừng chân của những thương thuyền chèo bằng sức người trên hải trình từ Bắc vào Nam, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại. 2. Vì sao có lắm “Bãi Ngự”? Nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao đảo Phú Quốc và nhiều đảo nhỏ hơn như Thổ Chu (còn gọi là Thổ Châu), đảo Hòn Thơm… vốn nằm khá xa đất liền lại có hàng chục địa danh “bãi ngự”. Điều có thể lý giải là vua Gia Long – Nguyễn Ánh trong thời gian bôn tẩu, đối đầu với nhà Tây Sơn đã ít nhất 4 lần phải dùng thuyền chèo chạy trốn ra đảo Phú Quốc. Lần đầu tiên là vào năm 1780, khi bị truy đuổi khắp nơi trong đất liền, Nguyễn Ánh cùng gia quyến, cận thần đã chạy ra Phú Quốc và lưu lại trong thời gian ngắn để tiếp thêm lương thực. 4 năm sau, bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại phải chạy ra Phú Quốc, rồi để vợ con lại đảo, trở lại Nam Kỳ đương đầu với Tây Sơn. Trước sự ca thán của nhân dân Phú Quốc về việc hải tặc lộng hành, năm 1795 Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng mấy chục chiến thuyền lần thứ tư ra đảo, diệt và bắt sống 80 tên, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác. Khi lên ngôi vua (năm 1802) Nguyễn Ánh đã không quên Phú Quốc từng là nơi ẩn náu của mình, đã dùng uy quyền kêu gọi và tạo mọi sự dễ dàng cho dân cư ra đảo lập nghiệp. Đây là giai đoạn Phú Quốc phát triển cực thịnh. Tên gọi Bãi Ngự – những nơi vua Gia Long đã từng cặp thuyền, đổ quân trong thời gian đương đầu với quân Tây Sơn – ra đời trong giai đoạn này. 3. Suối Đá Ngọn ẩn mình bên hồ Dương Đông Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, gần hồ nước Dương Đông với 7 thác nước tuyệt đẹp chưa được nhiều du khách biết đến. Một phần vì địa lý hiểm trở, một phần do không khuyến khích phát triển du lịch, suối Đá Ngọn hùng vĩ và đẹp đến mê hồn vẫn là một bí mật cho những du khách thích khám phá và ưa mạo hiểm. Đối với suối Tranh, suối Đá Bàn du khách phải tham quan vào mùa mưa thì mới có nước, nhưng suối Đá Ngọn thác vẫn đổ ào ào quanh năm. Tham quan suối Đá Ngọn du khách thường chọn mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) vì nếu tham quan vào mùa mưa nước rất nhiều, đá suối trơn trợt. 4. Hang dơi trên núi sâu 50m Hang dơi Phú Quốc nằm ngay trên đầu nguồn của suối Tranh nhưng không phải du khách nào cũng có dịp khám phá nơi này. Để thăm được Hang Dơi, du khách phải đi qua những dốc núi khá hiểm trở. Xen lẫn trong những chặng đường đầy trở ngại mà du khách gặp phải là bao cảm nhận thi vị về không gian chung quanh, với đầy rẫy cỏ cây hoa lá xanh tươi đầy sức sống. Một hành trình nhiều thử thách mang du khách đến với khoảnh khắc tuyệt vời không thể nào quên được khi đứng trước Hang Dơi vừa mang vẻ tĩnh mịch, vừa ẩn chứa vẻ bí ẩn khó diễn tả. Vào trong hang vừa tối, trong khoảng không gian rất khó định hướng, một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến đàn dơi thức giấc, hỗn loạn vụt bay qua đầu du khách ra khỏi hang, và chỉ tích tắc, Hang Dơi lại trở nên im lặng như tờ không còn một bóng dơi nào ở lại. 5. Nước mắm “lú” Phú Quốc Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam là nước mắm Phú Quốc. Sản phẩm có bề dày lịch sử hơn 200 năm này chỉ có thể sản xuất tại đảo Phú Quốc, bằng nguyên liệu và vật liệu có sẵn ở địa phương. Người ta chọn các loại cá cơm còn tươi nguyên: Cơm than, cơm lép, cơm đỏ, sọc tiêu, sọc phấn và phấn chì rửa sạch, rồi chượp với muối trong thùng gỗ to, ghép bằng cây bời lời, vên vên hoặc cây chai. Thời gian ủ chượp có khi kéo dài trên 1 năm. Thời gian ủ càng lâu thì độ đạm càng cao, nhưng ít thơm và màu bị sậm hơn. Hiện tại Phú Quốc có gần 100 nhà thùng, mỗi năm sản xuất ra từ 10-12 triệu lít nước nắm. Một số nhà thùng lâu năm ở Phú Quốc cũng làm ra nước mắm “lú”, không phải để ăn mà là để…trị bệnh. Cách làm nước mắm “lú” rất đơn giản: Người ta chọn loại nước mắm “nhĩ” Phú Quốc (nước mắm đợt đầu, “nhĩ” ra từ thùng chượp, vốn có độ đạm rất cao) cho vào các hũ sành, chai thủy tinh, bít kín miệng rồi chôn xuống đất, chôn càng lâu thì càng có giá trị. Có nhà thùng sở hữu lọ nước mắm “lú” chôn dưới đất gần trăm năm, do ông bà để lại và xem đó như là một báu vật. Theo kinh nghiệm dân gian, nước mắm “lú” có thể chữa được nhiều bệnh, như nấc cục, viêm dạ dày, viêm khí quản, suy nhược cơ thể, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương… đâu, nên có tên nước mắm “lú”. 6. Câu chuyện đại chiến chó xoáy và mãng xà chúa Ngày ấy, đảo Phú Quốc còn rừng rậm và nhiều động vật hoang dã. Trong nghề săn bắt, không ít thợ bắt chuyên lùng bắt rắn và với bất cứ thợ săn nào ở đây thì họ luôn cần cộng sự đắc lực là loài chó xoáy. Với đặc tính giỏi chiến đấu và biết đi săn, chó xoáy biết phát hiện con mồi cách xa hàng cây số, sau đó chủ động dồn mồi vào nơi có bẫy của thợ săn. Trong mỗi chuyến đi săn, các thợ săn đều mang theo bầy chó xoáy của mình đi cùng. Chuyện anh em kiểm lâm gặp rắn hổ mây diễn ra thường xuyên, tuy nhiên chỉ gặp những con nhỏ, thân bằng cỡ… cái ống bơ sữa, dài khoảng… 5 – 6m, nặng trên dưới… 20 ký. Năm 1991, lực lượng kiểm lâm từng bắt gặp một con rắn hổ mây có thân to bằng cái phích, trọng lượng ước chừng hơn 30kg.
     

Chia sẻ trang này