Rủi ro đạo đức cho ngân hàng và người gửi tiền khi chạy theo lợi nhuận.

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi toilatoi, 28/8/18.

  1. toilatoi

    toilatoi

    D.C Flat
    Bài viết:
    1,157
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Rủi ro đạo đức cho ngân hàng và người gửi tiền khi chạy theo lợi nhuận. Mặt trái của bảo hiểm tiền gửi, nhất là bảo hiểm toàn bộ tiền gửi, là nó tạo ra một rủi ro đạo đức theo đó cả ngân hàng lẫn người gửi tiền đều chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua rủi ro.căn hộ saigon manhattan [​IMG] Bảo hiểm tiền gửi là một công cụ được triển khai ở nhiều nước nhằm bảo vệ người gửi tiền vào ngân hàng, một phần hay toàn bộ, trước những thiệt hại do ngân hàng không có khả năng hoàn trả khoản tiền gửi của khách khi đến hạn. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi là một bộ phận cấu thành của cơ chế bảo vệ hệ thống tài chính nhằm đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính đó. Với bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền yên tâm hơn khi phải đối mặt với tình huống ngân hàng mà họ gửi tiền vì một lý do nào đó (có thể) mất khả năng thanh toán. Nếu không có bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp nàythì người gửi tiền sẽ đổ xô đến ngân hàng có vấn đề để mong rút được tiền của mình về trước những người khác, trước khi ngân hàng tuyên bố mất khả năng chi trả. Làn sóng rút tiền gửi này nhiều khi mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng đó và kéo theo nhiều ngân hàng khác trong hệ thống. Khi được bảo hiểm cho khoản tiền gửi của mình, người gửi tiền biết rằng dù ngân hàng có phải đóng cửa thì tiền của họ sẽ không bị mất (hoàn toàn) vì đã có quỹ bảo hiểm tiền gửi chi trả (một phần hoặc toàn bộ) nên họ không phải tranh nhau rút tiền khỏi các ngân hàng, làm hạn chế khả năng sụp đổ mang tính hệ thống của các ngân hàng. Như vậy, về bản chất, mức chi trả bảo hiểm cho tiền gửi vào ngân hàng càng cao thì người gửi tiền càng yên tâm với ngân hàng mình gửi tiền và điều này sẽ càng hạn chế được khả năng đổ vỡ có tính hệ thống của các ngân hàng. Mặt trái của bảo hiểm tiền gửi, nhất là bảo hiểm toàn bộ tiền gửi, là nó tạo ra một rủi ro đạo đức theo đó cả ngân hàng lẫn người gửi tiền đều chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua rủi ro. Nếu không có bảo hiểm tiền gửi thì các ngân hàng phải nỗ lực cạnh tranh vừa phải nâng cao chất lượng dịch vụ và mức độ an toàn của mình, vừa phải đưa ra một mức lãi suất gửi tiền đủ hấp dẫn để thu hút tiền gửi. Nếu có bảo hiểm tiền gửi thì các ngân hàng có xu hướng cho vay và đầu tư rủi ro hơn vì người gửi tiền lúc đó không quan tâm đến tính an toàn của ngân hàng đó nữa và không phải lo chuyển sang ngân hàng khác để gửi cho an toàn hơn. Về phía người gửi tiền, khi được bảo hiểm thì họ không quan tâm đến việc ngân hàng nào an toàn hơn ngân hàng nào, mà chỉ chú trọng chọn ngân hàng nào chào lãi suất tiền gửi cao nhất. Trên thế giới, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa biến thiên trong khoảng rất rộng, từ đơn vị nghìn USD đến hàng trăm nghìn USD, hoặc toàn bộ khoản tiền gửi. Nhìn chung là không có một chuẩn mực chung nào được đặt ra như có một số người ở Việt Nam nói, chẳng hạn bằng bao nhiêu lần lương tối thiểu. Đôi khi một nước hay khu vực nào đó nâng mạnh mức chi trả bảo hiểm đơn giản chỉ vì nước hàng xóm đã nâng mức chi trả bảo hiểm lên cao hơn, tạo ra sự cạnh tranh thu hút tiền gửi của nhà đầu tư nước ngoài (chẳng hạn EU nâng mức bảo hiểm tối thiểu lên 50.000 euro năm 2008 sau khi Ireland nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên toàn bộ khoản tiền gửi trong cùng năm). Xét trường hợp của Việt Nam, hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi vẫn chỉ được duy trì ở mức tối đa là 50 triệu đồng, là mức được quy định từnăm 2005. Bản thân Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng nhìn nhận rằng quy định mức tối đa 50 triệu đồng như hiện nay không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam xét ở các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi… và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của người gửi tiền. Một trong những sự “không còn phù hợp” rõ nét nhất hiện nay của mức chi trả bảo hiểm là sự “bật đèn xanh” của Thủ tướng cho phép phá sản ngân hàng yếu kém trong phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng 8. Nếu nhưtrước đây, một cách ngầm định và cả công khai, việc cho một ngân hàng nào đó phá sản gần như là một điều không tồn tại ở Việt Nam. Như thế, người gửi tiền được hưởng một sự bảo hiểm ngầm định/công khai khác từ phía nhà nước rằng tiền của họ gửi vào ngân hàng không thể mất đi đâu được. Do đó, dù với hạn mức chi trả tối đa chỉ là 50 triệu, một con số có thể bị coi là nhỏ nhoi kể cả trong thời gian trước đây, người gửi tiền thực sự hầu như chẳng bao giờ quan tâm hay biết đến sự tồn tại của loại bảo hiểm mà họ được thụ hưởng này. Nay với sự cho phép, về nguyên tắc, phá sản các ngân hàng yếu kém, rõ ràng mức chi trả bảo hiểm này trở thành mối bận tâm lớn hơn của nhiều người gửi tiền, nhất là khi có nhiều tin đồn về sức khỏe của một vài ngân hàng nào đó có vấn đề. Không rõ là trước hay sau khi Thủ tướng tuyên bố chủ trương cho phá sản ngân hàng yếu kém này, trên website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong mục “Cẩm nang cho người gửi tiền”, có đoạn nói rằng hạn mức chi trả tối đa này “đang được đề nghị nâng lên mức cao hơn để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, duy trì niềm tin công chúng và tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng”. Đến đây thì nảy sinh ra 2 vấn đề liên quan. Thứ nhất, liệu thực sự Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (hay cơ quan chủ quản của nó) có sẵn lòng nâng mức chi trả này lên cao hơn không? Lưu ý rằng mức tính phí bảo hiểm tiền gửi từ trước đến nay được tính theo một công thức cố định, có nghĩa là mức trích nộp bảo hiểm tiền gửi từ các tổ chức tín dụng cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là không đổi cho mỗi khoản tiền gửi. Nay nếu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải nâng mức chi trả bảo hiểm từ 50 triệu đồng lên, ví dụ, 200 triệu đồng, điều này có nghĩa là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thiệt hại đáng kể, và đây là lý do để đặt câu hỏi liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (và cấp trên của họ) có thực sự, có tích cực “đề nghị” nâng mức chi trả bảo hiểm lên cao hơn không. Bởi vậy, có thể nghi ngờ lời “đề nghị” này được đưa ra, được nghe thấy từ nhiều năm nay rồi nhưng đâu vẫn vào đó. Vấn đề thứ hai là việc cho phá sản các ngân hàng có thực sự sẽ diễn ra ở Việt Nam hay không, mặc dù người đứng đầu chính phủ đã tuyên bố như vậy. Như đã được chỉ ra trong Báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do WB và IMF công bố ngày 29/8, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – một trong những nguồn lực chính xử lý hậu quả phá sản ngân hàng – hiện có nhiều hạn chế trong hoạt động, và tình hình tài chính của nó cũng không đủ để hỗ trợ 2 tổ chức tín dụng quy mô trung bình. Đó là chưa kể cách thức đầu tư vốn của cơ quan này có nhiều rủi ro nghiêm trọng dẫn đến khả năng mất vốn. Từ 2 vấn đề trên, có thể hình dung mọi việc vẫn sẽ không có gì thay đổi đáng kể ít nhất trong một thời gian tương đối nữa, và chuyện bảo hiểm tiền gửi vẫn sẽ chỉ là một chuyện “không thành vấn đề” ở Việt Nam trong thời gian tới đây, chí ít vì sẽ chẳng có ngân hàng nào bị/được phá sản.
     

Chia sẻ trang này