Sửa quy định margin: Tránh tình thế buộc công ty chứng khoán lách luật

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi mapmap13, 19/10/16.

  1. mapmap13

    mapmap13

    D.C Flat
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nên bỏ quy định hạn chế cho vay margin với bảo lãnh phát hành

    [​IMG]

    Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 10 dự thảo Quy chế, CTCK không được cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ do chính CTCK bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn kể từ thời điểm CTCK ký hợp đồng bảo lãnh đến hết 6 tháng tính từ khi hoàn tất đợt phát hành.

    So với quy định hiện hành, quy định này đã có chút điều chỉnh. Cụ thể, thay vì bất kể hình thức bảo lãnh phát hành nào (dù có cam kết chắc chắn hay không), CTCK đều không được cho khách hàng vay giao dịch ký quỹ, các trường hợp cam kết với nỗ lực tối đa sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh. Tuy nhiên, thời gian bị hạn chế điều chỉnh có thể sẽ bị kéo dài hơn, khi CTCK không được phép cho vay kể từ khi ký hợp đồng bảo lãnh, tới khi hết 6 tháng kể từ khi hoàn tất đợt phát hành, chứ không phải chỉ là trong vòng 6 tháng kể từ khi đợt phát hành hoàn tất như quy định hiện hành.

    Dù quy định cho vay margin với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được CTCK bảo lãnh phát hành tại dự thảo đã có điểm mở, nhưng theo ghi nhận của Đầu tư Chứng khoán, nhiều CTCK chưa tán thành với việc sửa đổi này.

    “Tôi cho rằng, UBCK nên bỏ hẳn quy định này”, đại diện CTCK SSI nói.

    Có hai lý do để vị này đưa ra kiến nghị: Trước hết, một khi CTCK đã ký cam kết bảo lãnh chắc chắn đối với một cổ phiếu, tức là họ phải đánh giá cổ phiếu này tốt và sẵn sàng mua tự doanh khi phải thực hiện cam kết bảo lãnh. Việc cấm cho vay margin dẫn đến hạn chế cơ hội lựa chọn cổ phiếu tốt của nhà đầu tư là khách hàng của chính CTCK đó. Thứ hai là, quy định này dẫn đến tình trạng CTCK lựa chọn dịch vụ bảo lãnh phát hành phải hy sinh hoạt động margin với cổ phiếu đó, hoặc nếu lựa chọn margin thì hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư sẽ bị hạn chế.

    Về vấn đề này, lãnh đạo một CTCK đề nghị giấu tên cho biết, quy định cũ vô tình đã khiến CTCK đứng giữa bài toán lựa chọn: lựa chọn các nghiệp vụ hoặc lựa chọn đạo đức. “Và thực sự là chúng tôi đã phải lách luật. Trong quá khứ, công ty thực hiện bảo lãnh phát hành cho một công ty có thanh khoản rất lớn và để không bị đánh đổi giữa hoạt động bảo lãnh với giao dịch thị trường, chúng tôi đã phải dùng thuật ngữ khác trong hợp đồng để thay thế cho từ “bảo lãnh phát hành”, nguồn tin giấu tên chia sẻ.

    Đồng quan điểm, ông Tống Minh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM CTCK VCBS cho rằng, nên bỏ quy định này, hoặc nên tính hạn mức cho vay margin với các trường hợp trên vào hạn mức bảo lãnh của CTCK.


    “Tôi cho rằng, nếu đưa quy định trên vào dự thảo nhằm quản trị rủi ro cho CTCK thì không chuẩn lắm. Quy định về bảo lãnh phát hành hiện nay đã khá chặt rồi, nên để cẩn thận hơn, có thể cho phép CTCK vẫn được thực hiện cho vay margin, nhưng tính hạn mức ngân sách vào tổng hạn mức của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Như thế sẽ tránh được các trường hợp lách luật để bảo lãnh phát hành và cũng tránh tình trạng đẩy CTCK vào thế khó xử”, ông Tuấn nói.

    Cổ phiếu UPCoM: trăn trở cho vay margin

    Theo quy định tại Điều 3, dự thảo Quy chế, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ muốn nằm trong danh sách được phép giao dịch ký quỹ, phải niêm yết trên sở GDCK. Điều này có nghĩa là, cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM không được phép giao dịch ký quỹ.

    Trong khi đó, nhìn các quy định tại Điều 4, Điều 10 của dự thảo Quy chế, lại thấy, chính UBCK cũng đã từng tính đến việc cho phép cổ phiếu giao dịch trên UPCoM được phép giao dịch ký quỹ, do trong các quy định này, khái niệm “cổ phiếu đăng ký giao dịch” được đưa vào, bên cạnh chứng khoán niêm yết.

    Chưa hết, Thông tư 203/2015/TT-BTC cũng đã mở không gian cho hoạt động margin trên UPCoM khi quy định: chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở GDCK. Trước đó, động thái phân bảng UPCoM Premium của HNX cũng được xem là bước đệm cho việc đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM vào danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ.

    “Có vẻ sự kiện MTM đã làm cơ quan quản lý chùn bước. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng đơn lẻ và nhu cầu thị trường vẫn rất lớn. Vì vậy, cơ quan quản lý nên nghiên cứu tiêu chí phù hợp để lựa chọn danh sách cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM được giao dịch ký quỹ, tránh để các CTCK lách luật”, một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhận xét.

    Nguồn: http://chungkhoanviet.info/tinchung...-tinh-the-buoc-cong-ty-chung-khoan-lach-luat/
     

Chia sẻ trang này