SUDico buộc phải đảo nợ do đầu tư kém hiệu quả và Hé lộ việc vi phạm Luật Tổ chức tín dụng

Thảo luận trong 'Bán căn hộ' bắt đầu bởi quyen113, 12/10/18.

  1. quyen113

    quyen113

    D.C Flat
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    SUDico buộc phải đảo nợ do đầu tư kém hiệu quả và Hé lộ việc vi phạm Luật Tổ chức tín dụng Thị trường bất động sản khó khăn đã đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản không trả được nợ và phải cơ cấu lại nợ. grand manhattan novaland CTCP ĐT PT Đô Thị & KCN Sông Đà (Sudico) là một doanh nghiệp bất động sản lớn tuy nhiên cũng không thoát khỏi tình trạng đó. Không những vậy, trong Đại hội cổ đông thường niên mới được tổ chức, lãnh đạo doanh nghiệp này còn “hé lộ” một kế hoạch mà theo đó thì doanh nghiệp này có thể vi phạm Luật Tổ chức tín dụng. SUDico buộc phải đảo nợ do đầu tư kém hiệu quả [​IMG] SUDico có lẽ là một trong những doanh nghiệp bất động sản được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Những khó khăn và tồn tại của SUDico có lẽ là đại diện cho hoàn cảnh chung của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Năm 2011, SUDico thua lỗ tới 82 tỷ đồng, quý 1/2012 công ty chỉ đạt lợi nhuận 5 tỷ đồng, nhờ khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán 23 tỷ đồng. Như vậy, nhìn chung hoạt động của công ty chưa có gì cải thiện. Trong cuộc họp Đại hội cổ đông vừa qua báo cáo của ban kiểm soát đã phơi bày ra nhiều chuyện “động trời” về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2011 công ty đã 2 đợt phát phiếu. Đợt 1, huy động 500 tỷ đồng với mục đích sử dụng để triển khai đầu tư hạ tầng và công trình kiến trúc tại dự án Nam An Khánh. Tuy nhiên, công ty chỉ sử dụng 10,3 tỷ cho mục đích này còn lại 489 tỷ công ty dùng để trả nợ cho đến hạn. Đợt phát hành thứ 2 SUDico huy động vốn 700 tỷ đồng, cũng cho mục đích khai thác đầu tư hạ tầng và công trình tại dự án Nam An Khánh. Tuy nhiên, SUDico lại sử dụng để trả nợ, đảo nợ một số ngân hàng (Martime Bank: 300 tỷ đồng, SHB: 203 tỷ đồng).. Báo cáo của Ban kiểm soát SUDico thẳng thắn đánh giá: “Việc sử dụng không đúng mục đích nguồn vốn trái phiếu dẫn đến các dự án triển khai chậm trễ, chi phí vốn cao, tiềm ẩn nguy cơ không cân đối được nguồn trả nợ, khả năng thanh toán nợ của công ty không được đảm bảo”. Báo cáo kiểm soát giải thích thêm nguyên nhân khiến SUDico không cân đối được nguồn để trả nợ là do trước đó công ty đã đầu tư góp vốn đầu tư tràn lan vào các dự án và mua cổ phần của công ty khác. Biến động giá cổ phiếu SJS Sudico dùng chiêu đảo nợ và có thể sẽ vi phạm luật? Số liệu trên báo cáo tài chính năm 2011 cũng cho thấy, cuối năm 2011 nợ vay ngắn hạn của công ty đã giảm từ 1.150 tỷ đồng, xuống chỉ còn 209 tỷ đồng. Trong khi đó nợ vay dài hạn của công ty tăng từ 500 tỷ đồng tăng lên 1.748 tỷ đồng. Điều này cũng đã chứng minh một điều công ty đã phát hành trái phiếu vay nợ để trả cho các khoản nợ đáo hạn. Về nguyên tắc hành vi đảo nợ này bị ngân hàng nhà nước nghiêm cấm. Nghị quyết 13 mới được ban hành cho phép doanh nghiệp và ngân hàng được giãn nợ, gia hạn nợ. Tuy nhiên, việc giãn nợ và hoãn nợ này phải thực hiện theo quy định Văn bản số 3739/NHNN-CSTT. Theo đó, Tổ chức tín dụng không được cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ xấu. Việc xem xét giãn nợ, gia hạn nợ chỉ được áp dụng đối với các trường hợp khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ trong kỳ tiếp theo. Đối chiếu các quy định thì có lẻ SJS không thuộc các trường hợp được phép đảo nợ. Thực tế việc đảo nợ của SJS không phải là trường hợp cá biệt mà là rất phổ biến. Trước đó một số doanh nghiệp bất động sản như Vạn Phát Hưng (VPH) hay Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng phải “tái cơ cấu nợ” để tránh trường hợp mất thanh khoản. Chính vì việc đảo nợ này mà tình trạng nợ xấu của Việt Nam đã không phản ánh đúng thực tế. Theo con số công bố chính thức thì đến ngày 30/04/2012 nợ xấu của hệ thống ngân hàng mới chỉ 4,08%. Dù vậy, chính Thống đốc NHNN cũng phải thừa nhận là nợ xấu lên đến 10%, còn theo ước tính của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia thì nợ xấu của Việt Nam có thể gấp 3-4 lần con số chính thức. Theo đánh giá của UBGSTCQG thì nợ xấu đến cuối năm 2011 lên đến 11,48%, tương đương 320.822 tỷ đồng. Hé lộ việc vi phạm Luật Tổ chức tín dụng Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nói về giới hạn cấp tín dụng quy định “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25%”. Những quy định này được quy định cụ thể theo hướng khắt khe hơn ở một số văn bản NHNN ban hành sau đó. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của SUDico, lãnh đạo của công ty cho biết để khắc phục những khó khăn về tài chính, SUDico đã đàm phán và đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Việt Á về việc vay 2.000 tỷ đồng phục vụ kinh doanh. Trong khi đó báo cáo tài chính năm 2011 cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng này chỉ là 3.576 tỷ đồng. Như vậy, nếu Việt Á cho SJS vay 2.000 tỷ đồng, thì số tiền này bằng 55,93% vốn chủ sở hữu của Việt Á. Con số này vượt xa mức 15% theo quy định của NHNN (tạm xem vốn chủ sở hữu xấp xỉ vốn tự có theo định nghĩa của Luật các tổ chức tín dụng). Như vậy, rõ ràng nếu Việt Á cho SJS vay 2.000 tỷ đồng thì đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước đó, chúng ta đều biết theo báo cáo đặc biệt của NHNN thì Habubank phải trích lập dự phòng 100% khoản nợ 3.700 tỷ đồng đối với khoản tín dụng cho Vinashin vay. Trong khi đó vốn chủ sở hữu của Habubank chỉ hơn 4.000 tỷ đồng. Như vậy rõ ràng Habubank cũng đã vi phạm luật nếu không có sự chấp thuận của NHNN khi thực hiện các khoản cho vay này. Trở lại với việc vay nợ của SJS, bên lề đại hội, ông Đặng Văn Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị cho biết sẽ sử dụng khoản vay này để trả nợ cho các chủ nợ chính, bao gồm 500 tỷ đồng vay của Công ty Tài chính Sông Đà, 700 tỷ đồng cho ngân hành Techcombank và 700 tỷ đồng cho ngân hàng Maritime Bank. Như vậy, rõ ràng một lần nữa SJS lại định đảo nợ.
     

Chia sẻ trang này