Tham khảo các bước cơ bản để tạo một bể cá đẹp mắt

Thảo luận trong 'Cho thuê nhà' bắt đầu bởi ngathien, 22/8/19.

  1. ngathien

    ngathien

    D.C Flat
    Bài viết:
    4,359
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tham khảo các bước cơ bản để tạo một bể cá đẹp mắt Bể cá trong nhà ngày càng được ưa chuộng và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Có vô vàn những bí quyết cho thuê căn hộ belleza về thú chơi tao nhã này, tuy nhiên, chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và đúc kết được 6 bí quyết cơ bản sau đây: 1. Chọn bể phù hợp: Việc chọn một bể nuôi cá phải được tiến hành thận trọng. Đối với người mới chơi thủy sinh thì bể có kích cở khoảng 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích bể lớn hơn thì cũng chẳng có vấn đề gì nhưng không nên lớn quá 120 cm. Bể càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, thực vật thuỷ sinh. Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm); bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm); bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm). [​IMG] Ngoài ra, còn phải tính đến vị trí đặt bể và bảo quản bể nuôi sao cho không làm bẩn hoặc làm hư hỏng các vật dụng ở xung quanh. Bể cá cảnh đặt ở vị trí thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, giao tiếp và thư giãn, thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh. 2. Phương thức trang trí Khi bạn đã chọn được bể cá, loài cá muốn nuôi, cây thủy sinh và các thiết bị khác, bạn cần phải sắp xếp chúng để có được một bể cá cảnh đẹp. Tuy nhiên đừng quá vội vàng trong việc thiết kế bể cá cảnh. Đây không phải là một công việc nặng nề mà nó chỉ cần ở bạn sự kiên trì và sự sáng tạo. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên tìm sự giúp đỡ từ những người thành thạo hoặc những người đã gắn bó lâu năm với thú chơi cá cảnh. Cần súc rửa bể mới mua trước khi thả cá nuôi. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó bạn có thể sử dụng nước muối ấm để rửa. Sau khi chùi rửa xong, nên dán một tấm giấy nền phía sau bể cá để tạo phông cho một bức tranh chờ được vẽ vào. Một tấm giấy nền tốt giúp tạo nên một nền tảng cơ sở để sáng tạo trong thiết kế bể. Tiếp theo là tạo nền đáy cho bể. Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá (cũng có thể thay sỏi bằng cát tuy nhiên hạn chế của cát là bịt kín dòng nước đi qua máy lọc). Nền sỏi lý tưởng dầy từ 2,5 – 7,5 cm tùy vào việc bạn có sử dụng bộ lọc ngầm dưới nền sỏi hay không. Nền sỏi ở phía sau nên cao gấp hai lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể. Trước khi cho đá và lũa (bằng gỗ) trang trí vào bạn cần tiên lượng vị trí đặt các viên đá sao cho chắc chắn để không bị ngã làm tổn thương những sinh vật sống trong bể. Những viên đá nặng nên đặt ở đáy bể và trên một mẩu xốp. Việc trồng cây bắt đầu ở 1/3 của bể nuôi. Phần trước thường để trống. Khi cho nước vào bể nuôi thì cây cỏ này nhìn gần như nằm sát phía trước. Mặt khác, phần trống không trồng cây là không gian cần thiết cho phép cá bơi lội ngang trước mắt ta. Người ta cũng có thể đặt ở phía trước những cây lùn hay thấp như rau mác Sagittaria, rong mái chèo Vallisneria, thạch xương bồ Acorus v.v ... nhưng cần lưu ý là sự lùi lại của cây rõ nét nhiều hay ít có liên quan với môi trường sinh học và đặc biệt là với đất. 3. Tạo không gian xanh trong kiến trúc bể Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá của bạn tuyệt vời nhất. Không những vậy chúng còn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nitơ theo hướng có lợi và duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa. Thuận lợi của việc dùng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể, không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật sự vẫn tốt hơn. Bạn nhớ cung cấp 1 lượng phân bón ban đầu cho những cây thủy sinh. Làm theo chỉ dẫn trên bao phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng ở phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy. Những cây thủy sinh có thể che khuất ống sưởi hoặc bộ lọc rất tốt… 4. Cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện cần thiết Sau khi đã cố định vị trí bể, tạo nền đáy, trang trí đá, lũa và cây thủy sinh, bước tiếp theo là cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện để quản lý chất lượng nước bể nuôi, bao gồm thiết bị sưởi, máy sục khí, hệ thống lọc, đèn… Đầu tiên là thiết bị sưởi, thiết bị sưởi có vai trò quan trọng giúp ổn định nhiệt độ nước để để đảm bảo sức khỏe tốt cho cá. Thiết bị sưởi thường bằng kính bao gồm 2 loại: loại đặt ngầm dưới nền sỏi và loại không đặt ngầm dưới sỏi. Tuy nhiên loại có thể đặt ngầm dưới nền đáy thì chắc chắn hơn, an toàn và không làm bỏng cá. Công suất thiết bị sưởi dùng thường là 2 - 3 W / 5 L nước. Tiếp theo là lắp đặt máy sục khí. Máy sục khí giúp cho sự lưu thông khí cung cấp oxy hòa tan cần cho sự sống của các loài sinh vật sống trong bể. Ngoài ra, ống thổi khí còn được gắn vào đá bọt hoặc vật trang trí để tạo hiệu ứng sinh động cho bể cá cảnh. Lưu ý rằng nước có thể bị hút ngược vào trong máy sục khí nếu đặt máy thấp hơn mực nước trong bể. 5. Đổ nước vào bể Trước khi cho nước vào bể, phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường là sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở. Không nên để bể nuôi ở trạng thái khô, chất mastic sẽ cứng lại và kính sẽ không gắn đều với mastic mềm, sẽ vỡ ra nếu nó không có độ dẻo dai. Sau khi kiểm tra độ kín, xếp đất đá, sỏi để thực hiện việc trồng cây. Khi đã thực hiện xong các công việc trên thì bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận. Muốn vậy, người ta xếp lên đất, phía trên các cây, một hay hai tờ giấy mịn, hoặc giấy báo hay giấy thấm. Các tấm giấy này được đặt cẩn thận trên nền, có một kích thước thường lớn hơn nền đáy của bể, các mép giấy được cuốn lại ở chung quanh. 6. Tính số lượng cá thích hợp với diện tích bể Tiếp đến là ước tính số lượng cá thả tùy thuộc vào dung tích bể. Vấn đề này có thể giải quyết bằng 2 công thức: (1) 8 cm chiều dài cá trên 5 L nước, vùng bề mặt bể, hệ thống lọc không được tính vào. Trong phương pháp này xảy ra 1 vấn đề là cá có chiều dài trên 15 cm cần nhiều oxy hơn là 6 cá có chiều dài 2,5 cm; (2) Tổng chiều dài của cá trong bể bằng diện tích bề mặt chia 12. Cần lưu ý là đối với các bể cá hàn đới ta chia bề mặt bể cho 30 thay vì 12. Sau đó bạn cũng không nên thả cá vào ngay lập tức. Bạn phải cho cá thích nghi với môi trường trước. Phải chắc rằng nhiệt độ của túi chứa cá gần bằng nhiệt độ của bể cá. Thả cá mới vào ban đêm hoặc khi những cá khác đã được cho ăn để cá có cơ hội làm quen với môi trường mới và không bị quấy rấy. Và cá chỉ được thả vào khi các chỉ tiêu hóa học và nhiệt độ của bể nằm trong khoảng cho phép.
     

Chia sẻ trang này