Tin ieuro2020: Cần hơn 900 tỉ đồng cho thể thao Việt Nam

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi tiensinh2121, 28/8/21.

  1. tiensinh2121

    tiensinh2121

    D.C Flat
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Không thành công tại Olympic 2020, thể thao Việt Nam cần phải làm lại từ đâu để trong tương lai không còn bị tụt hậu, không còn bị thể thao thế giới để lại một khoảng cách quá dài.

    Đưa ra nước ngoài tập huấn dài hạn
    Ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nói: “Thể thao Việt Nam đã có được những thành tích tương đối ổn định và vững chắc tại SEA Games nhưng muốn tiến lên đạt những thành tích nhất định ở đấu trường khó hơn, mạnh hơn như ASIAD, đặc biệt là Olympic thì cần phải có chiến lược dài hơi, đầu tư mạnh mẽ, đúng người đúng việc.

    Chúng ta không phải không thể tiệm cận thành tích cao Olympic hay không thể giành được huy chương ở Olympic nếu biết đặt ra đích phấn đấu phù hợp, lựa chọn những nội dung phù hợp, cự ly phù hợp với sở trường của chính con người Việt Nam. Không thể có VĐV giỏi nếu không có HLV giỏi. Cần đưa những VĐV trọng điểm của thể thao Việt Nam đi tập huấn nước ngoài dài hạn, tại những đất nước có nền thể thao phát triển. Phải cho VĐV sống trong môi trường đào tạo thực sự chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất hiện đại, chế độ dinh dưỡng cao và được huấn luyện bởi những người thầy thực sự giỏi. Việc tập huấn ở môi trường có những VĐV giỏi xung quanh sẽ giúp VĐV Việt Nam nâng cao trình độ chuyên môn, làm dày thêm kinh nghiệm và giúp cho họ có bản lĩnh vững vàng, không bị ngợp khi ra biển lớn. Cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt xứng đáng cho HLV, VĐV đỉnh cao”.

    Xem thêm: Link Xem Trực Tiếp Euro 2021
    Cũng theo ông Hoàng Vĩnh Giang: “Khẩu hiệu và phương châm của Olympic là nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn. VĐV Việt Nam chúng ta khi thể chất chưa mạnh, tốc độ, sức bền, sức nhanh chưa tốt thì rất khó tạo nên đột phá ở Olympic, rất khó trở thành một phần của những tiêu chí mà Olympic luôn hướng tới. Lộ trình để đưa 1 VĐV đỉnh cao Việt Nam trở thành 1 VĐV có đủ lực, đủ trí, đủ tài đua tranh tại Olympic thực sự gian nan và cần có những kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng, không được bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào, một khâu nào, dù là nhỏ nhất hoặc tưởng là nhỏ nhất. Các khâu đó ví dụ như bổ sung vi lượng (không nằm trong danh mục chất cấm) giúp VĐV có thể trạng sung mãn, đáp ứng được khối lượng - cường độ tập luyện nặng. Ví dụ như cả việc tập cho VĐV thích ứng với múi giờ tại đất nước đăng cai Olympic hoặc đưa VĐV đến chính đất nước đó tập huấn một thời gian nhất định hay đưa đến những nước lân cận để VĐV thích ứng dần và không để việc trái nhịp sinh học ảnh hưởng đến kết quả thi đấu”.

    Đừng để lãng phí tài năng
    Ông Hoàng Vĩnh Giang nói tiếp: “Thể thao Việt Nam có lẽ nên làm lại từ khâu tuyển chọn VĐV, phải có hệ thống sàng lọc bằng các phương pháp khoa học, từ đó mới lựa ra được VĐV phù hợp với từng môn thể thao và có chiến lược đầu tư xứng đáng. Nếu sàng lọc đúng, thể thao Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều tỉ đồng, không bị dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không đúng trọng điểm, không đem lại hiệu quả, lãng phí tiền bạc. Hệ thống sàng lọc cần đội ngũ quản trị giỏi chuyên môn, giỏi áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực thể thao, biết phát hiện nhân tài thể thao thông qua các chỉ số về cấu trúc cơ thể. Thể thao Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước rất giỏi trong công tác sàng lọc VĐV mà Việt Nam nên học tập”.

    Ông Hoàng Vĩnh Giang tiếc nuối: “Thể thao Việt Nam tìm được một nhân tài có tố chất bẩm sinh, có thể trạng vô cùng phù hợp với môn bơi như Ánh Viên là cực khó. Nếu Ánh Viên được đầu tư đúng cách, có lẽ đã có thể thành công ở Olympic. Vì thế, ở đây, tôi muốn nói lên một ý, việc tạo điều kiện cho những VĐV tài năng phát triển tối đa năng lực là bài toán rất khó mà chỉ những nhà hoạch địch chiến lược của thể thao Việt Nam mới có thể giải được”.

    Một quan chức ngành thể thao chia sẻ, trong chiến lược phát triển thể thao tầm nhìn 2020 do Chính phủ phê duyệt cách đây gần 10 năm, có ghi rất rõ, đến Olympic 2016, Việt Nam phấn đấu khoảng 20 VĐV có vé chính thức dự Thế vận hội và cố gắng đoạt 1 HCV. Ngành thể thao Việt Nam cần kim chỉ nam định hướng cho lộ trình phát triển tiếp theo mà lấy thất bại ở Olympic 2020 như một bài học đắt giá. Được biết, sắp tới đây, Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT sẽ có văn bản xin ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trước khi trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển thể thao Việt Nam trong 5 năm tới.

    Trước mắt, ngành xin cơ chế hỗ trợ, xây dựng phát triển hệ thống đào tạo VĐV tuyến năng khiếu địa phương, ngành các môn, nội dung trọng điểm làm cơ sở nền tảng cho việc bổ sung lực lượng cho đội tuyển trẻ và tuyển quốc gia. Kết hợp giữa ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để đào tạo khoảng 980 VĐV trẻ của 18 môn gồm điền kinh, bơi, thể dục, bắn súng, cử tạ, taekwondo, kiếm, vật, karate, đua thuyền rowing, bóng bàn, quyền anh, cầu lông, judo, bắn cung, xe đạp... Kinh phí thực hiện khoảng hơn 600 tỉ đồng, bao gồm nhà nước chi 400 tỉ đồng, số còn lại kinh phí địa phương (200 tỉ đồng) và huy động nguồn khác.

    Ngành sẽ tuyển chọn, cử từ 20 - 30 HLV giỏi của các môn thể thao trọng điểm đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở đào tạo HLV tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hungary, Ý, Nga... Kinh phí vào khoảng 20 tỉ đồng. Đặc biệt sẽ xin cơ chế để được đầu tư mức rất cao cho khoảng 25 - 30 VĐV trọng điểm. Sẽ đề nghị đầu tư 10 môn trọng điểm số 1, 20 môn trọng điểm số 2. Sau Olympic 2020, ngành sẽ tính toán lại để phân cấp và lựa chọn lại các môn trọng điểm số 1 và 2 (như đưa môn đua thuyền rowing từ số 2 lên số 1). Tùy vào thế mạnh của các quốc gia mà Việt Nam sẽ lựa chọn để đưa các VĐV Việt Nam sang tập huấn. Nhưng dự kiến sẽ chọn các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hungary, Hàn Quốc, Đức… Khoản tiền đầu tư dự kiến từ 300 - 400 tỉ đồng. Như vậy tổng cộng 2 khoản này là hơn 900 tỉ đồng để hướng tới ASIAD 2022 và Olympic 2024.
     

Chia sẻ trang này